Người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có đám cưới thì thành viên trong gia đình có được quyền giám sát không?
- Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
- Người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi có đám cưới thì thành viên trong gia đình có được quyền giám sát không?
- Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ người bị bạo lực gia đình không?
Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 11 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì Trách nhiệm của thành viên gia đình trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
- Giáo dục, nhắc nhở thành viên gia đình thực hiện quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên gia đình; yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình chấm dứt ngay hành vi bạo lực gia đình; tham gia chăm sóc người bị bạo lực gia đình.
- Phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư trong phòng, chống bạo lực gia đình.
- Thực hiện các biện pháp trong phòng, chống bạo lực gia đình theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi có đám cưới thì thành viên trong gia đình có được quyền giám sát không?
Người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có đám cưới thì thành viên trong gia đình có được quyền giám sát không? (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 27 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc cụ thể như sau:
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này, Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình quy định tại khoản 7 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của Luật này thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Đồng thời, theo quy định tại khoản 7 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
...
7. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Và theo quy định tại khoản 6 Điều 26 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 về Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án như sau:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Tòa án
...
6. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, từ các quy định trên thì người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình khi gia đình có đám cưới thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có phải có trách nhiệm tham gia bảo vệ người bị bạo lực gia đình không?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 thì Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình được quy định như sau:
Quyền và trách nhiệm của cá nhân trong phòng, chống bạo lực gia đình
...
2. Cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm sau đây:
a) Báo tin, tố giác ngay cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật này;
b) Tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Như vậy, cá nhân khi phát hiện hành vi bạo lực gia đình có trách nhiệm tham gia bảo vệ, hỗ trợ người bị bạo lực gia đình và các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình ở cộng đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên có ý nghĩa như thế nào đối với cách mạng Việt Nam?
- Mâm ngũ quả ngày Tết Nguyên Đán 2025 đơn giản, đẹp? Hình ảnh mâm ngũ quả ngày Tết 2025 Ất Tỵ ý nghĩa?
- Mẫu biên bản thỏa thuận công việc mới nhất? Người lao động có được tự do lựa chọn việc làm không?
- Lời chúc Tết giao thừa Ất tỵ 2025? Tổng hợp các lời chúc Tết giao thừa Ất tỵ 2025 hay, ý nghĩa?
- Ngày mấy giao thừa 2025? Giao thừa Tết Âm lịch 2025 là ngày 29 hay 30? Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025?