Người có công với cách mạng thay đổi nơi cư trú thì phải làm thủ tục gì để tiếp tục hưởng chính sách?

Cho hỏi người có công với cách mạng thay đổi nơi cư trú thì phải làm thủ tục gì để tiếp tục hưởng chính sách? Nếu trong trường hợp người có công với cách mạng do quân đội quản lý thì hồ sơ thực hiện ra sao? Có quy định không, cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lan đến từ Đồng Nai.

Người có công với cách mạng thay đổi nơi cư trú thì phải làm thủ tục gì để tiếp tục hưởng chính sách?

Căn cứ theo Điều 49 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Di chuyển hồ sơ
1. Điều kiện di chuyển hồ sơ
a) Người có công hoặc người thờ cúng liệt sĩ thay đổi nơi cư trú;
b) Thân nhân người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng khi thay đổi nơi cư trú được di chuyển hồ sơ gốc về nơi cư trú mới nêu tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc không còn thân nhân khác hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng.
Trường hợp tại địa phương nơi quản lý hồ sơ gốc còn thân nhân khác của người có công đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thì thực hiện di chuyển bản sao hồ sơ.
2. Hồ sơ di chuyển.
a) Đơn đề nghị di chuyển hồ sơ (Mẫu HS6);
b) Bản sao sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú dài hạn;
c) Phiếu báo di chuyển hồ sơ (Mẫu HS7);
d) Hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.
3. Thủ tục di chuyển
a) Nơi đi:
Cá nhân làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ gửi đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi quản lý hồ sơ kèm theo bản sao hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 15 ngày kể từ ngày nhận đơn có trách nhiệm kiểm tra, hoàn tất hồ sơ di chuyển và gửi bảo đảm qua đường bưu điện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi cá nhân cư trú; gửi 01 phiếu báo di chuyển hồ sơ về Cục Người có công để theo dõi, quản lý: gửi 01 phiếu báo di chuyển cho cá nhân để biết.
b) Nơi đến:
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ trong thời gian 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm:
Thông báo đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi.
Kiểm tra hồ sơ tiếp nhận, nếu hồ sơ đúng quy định thì đăng ký quản lý đối tượng và thực hiện tiếp các chế độ ưu đãi theo quy định.
Trường hợp hồ sơ chưa đúng quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu nơi chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.
4. Mọi vướng mắc về chế độ và hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển. Thời điểm tiếp tục hưởng chế độ trợ cấp kể từ ngày tiếp nhận được hồ sơ.
Trường hợp hồ sơ thương binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước không đầy đủ theo quy định (do thất lạc) thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đi có công văn gửi Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng (đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng) hoặc Cục Chính sách - Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân, Bộ Công an (đối với công an nhân dân) đề nghị trích lục hồ sơ.

Như vậy, theo quy định trên thì trước hết người có công với cách mạng thay đổi nơi cư trú thì phải đảm bảo được điều kiện cư trú.

Bên cạnh đó thì hồ sơ di chuyển thực hiện theo quy định trên.

Người có công với cách mạng

Người có công với cách mạng (Hình từ Internet)

Trường hợp người có công với cách mạng do quân đội quản lý thì hồ sơ thực hiện ra sao?

Căn cứ theo Điều 50 Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH quy định như sau:

Thủ tục di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng do quân đội, công an quản lý
Cơ quan quản lý hồ sơ có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm trong thời gian 05 ngày kể từ ngày ký phiếu báo di chuyển phải gửi bảo đảm 01 bộ hồ sơ gốc kèm phiếu báo di chuyển qua đường bưu điện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú. Mọi vướng mắc về chế độ hoặc hồ sơ phải được giải quyết trước khi di chuyển.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra, nếu phát hiện hồ sơ chưa đúng theo quy định thì chuyển trả lại hồ sơ kèm công văn nêu rõ lý do chưa tiếp nhận, yêu cầu đơn vị chuyển hồ sơ kiểm tra, bổ sung.
Trường hợp hồ sơ thương binh được xác nhận từ ngày 31 tháng 12 năm 1994 trở về trước do quân đội, công an quản lý mà không đủ theo quy định (do thất lạc) thì hồ sơ gồm: 02 bản trích lục hồ sơ thương tật của thương binh (theo sổ hoặc danh sách hiện đang quản lý) do thủ trưởng Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị - Bộ Quốc phòng (đối với quân nhân, công nhân viên quốc phòng) hoặc thủ trưởng Cục Chính sách - Tổng cục Xây dựng lực lượng công an nhân dân, Bộ Công an (đối với công an nhân dân) ký tên và đóng dấu thay cho hồ sơ thương binh; Giấy chứng nhận thương binh do quân đội, công an cấp (xuất trình khi nộp hồ sơ cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi chuyển đến); Phiếu báo di chuyển hồ sơ.
Trường hợp người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chi trả mà chết thì cơ quan quản lý hồ sơ ra quyết định trợ cấp một lần trước khi di chuyển hồ sơ đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thân nhân cư trú để thực hiện chế độ ưu đãi theo quy định.

Theo đó, thủ tục di chuyển hồ sơ người có công với cách mạng do quân đội, công an quản lý thì cơ quan quản lý hồ sơ có thẩm quyền theo quy định của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an.

Có trách nhiệm trong thời gian 05 ngày kể từ ngày ký phiếu báo di chuyển phải gửi bảo đảm 01 bộ hồ sơ gốc kèm phiếu báo di chuyển qua đường bưu điện đến Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi đối tượng cư trú.

Người có công với cách mạng làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ theo mẫu nào?

Căn cứ theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH thì người có công với cách mạng làm đơn đề nghị di chuyển hồ sơ theo mẫu HS6 ban hành kèm theo Thông tư 05/2013/TT-BLĐTBXH. Thông tin đến bạn đọc tham khảo thêm.

Người có công với cách mạng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cháu của người có công với cách mạng có được xem là thân nhân của người này để được hưởng những chế độ theo quy định không?
Pháp luật
Thân nhân liệt sĩ là người có công với cách mạng gồm những ai theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Người có công với cách mạng khi được Nhà nước giao đất ở thì có được miễn tiền sử dụng đất hay không?
Pháp luật
Có được hưởng chế độ ưu đãi người có công khi làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia không? Hồ sơ, thủ tục để được công nhận là người có công quy định như thế nào?
Pháp luật
Trợ cấp cho vợ liệt sĩ là người có công với cách mạng như thế nào? Liệt sĩ làm nghĩa vụ quốc tế có được xem là người có công với cách mạng không?
Pháp luật
Chương trình nâng cao chất lượng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe người có công với cách mạng, người cao tuổi, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng cần trợ giúp xã hội giai đoạn 2021 - 2030 được đề ra dựa trên những quan điểm nào?
Pháp luật
Có được hưởng bảo hiểm y tế đối với người có công với cách mạng không? Mã bảo hiểm y tế CC được cấp cho đối tượng nào?
Pháp luật
Thân nhân liệt sĩ có được giải quyết chế độ ưu đãi người có công nuôi liệt sĩ không? Người có công nuôi liệt sĩ được hưởng ưu đãi đối với thân nhân của liệt sĩ không?
Pháp luật
Người có công với cách mạng muốn được trợ giúp pháp lý thì cần phải làm gì? Có cần phải nộp giấy tờ chứng minh mình thuộc diện trợ giúp pháp lý không?
Pháp luật
Con của liệt sĩ có được hưởng chế độ ưu đãi miễn giảm thuế sử dụng đất không? Liệt sĩ có được hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người có công với cách mạng
2,141 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người có công với cách mạng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào