Người có công với cách mạng đi khám giám định phơi nhiễm chất độc hóa học như thế nào? Người có công với cách mạng mà bị nhiễm chất độc hóa học bị thương tật 60% thì có được trợ cấp hằng tháng không?
- Người có công với cách mạng đi khám giám định phơi nhiễm chất độc hóa học như thế nào?
- Người có công với cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học và có Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì có đủ điều kiện theo quy định hay chưa?
- Người có công với cách mạng mà bị nhiễm chất độc hóa học bị thương tật 60% thì có được trợ cấp hằng tháng không?
Người có công với cách mạng đi khám giám định phơi nhiễm chất độc hóa học như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư liên tịch 20/2016/TTLT- BYT-BLĐTBXH về hướng dẫn khám giám định bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học đối với người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ.
Danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học
1. Ung thư phần mềm (Soft tissue sarcoma).
2. U lympho không Hodgkin (Non - Hodgkin’s lymphoma).
3. U lympho Hodgkin (Hodgkin’s disease).
4. Ung thư phế quản - phổi (Lung and Bronchus cancer).
5. Ung thư khí quản (Trachea cancer).
6. Ung thư thanh quản (Larynx cancer).
7. Ung thư tiền liệt tuyến (Prostate cancer).
8. Ung thư gan nguyên phát (Primary liver cancers).
9. Bệnh đa u tủy xương ác tính (Kahler’s disease).
10. Bệnh thần kinh ngoại biên cấp tính hoặc bán cấp tính (Acute, subacute peripheral neuropathy).
11. Bệnh trứng cá do clo (Chloracne).
12. Bệnh đái tháo đường type 2 (Type 2 Diabetes).
13. Bệnh Porphyrin xuất hiện chậm (Porphyria cutanea tarda).
14. Bất thường sinh sản (Unusual birth): Vô sinh.
15. Các rối loạn tâm thần (Mental disorders): Quy định cụ thể tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
16. Các dị dạng, dị tật bẩm sinh: Quy định cụ thể tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Tật gai sống chẻ đôi (Spina Bifida).
Theo đó, tại Điều 7 của Thông tư này đã quy định rõ Danh mục 17 nhóm bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học. Cho nên, việc xác định đối tượng, lập hồ sơ, giới thiệu đối tượng đến Hội đồng giám định y khoa để khám giám định bệnh, tật và việc xem xét, công nhận đối tượng là người có công với cách mạng.
Giải quyết chế độ chính sách đối với người tham gia kháng chiến bị phơi nhiễm với chất độc hóa học thuộc thẩm quyền của ngành Lao động - Thương binh và Xã hội.
Ngành Y tế có nhiệm vụ tổ chức khám giám định y khoa bệnh, tật, dị tật, dị dạng có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học/dioxin khi nhận được đầy đủ hồ sơ theo quy định từ ngành Lao động - Thương binh và Xã hội chuyển đến.
Vì vậy, nếu ông của bạn mắc bệnh thuộc Danh mục 17 nhóm bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm với chất độc hóa học tại Thông tư nêu trên đề nghị liên hệ với ngành Lao động – Thương binh và Xã hội nơi ông của bạn sinh sống để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.
Người có công với cách mạng (Hình từ Internet)
Người có công với cách mạng bị nhiễm chất độc hóa học và có Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học thì có đủ điều kiện theo quy định hay chưa?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Người đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975 tại vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K và một số địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị bị nhiễm chất độc hoá học dẫn đến một trong các trường hợp sau thì được cơ quan có thẩm quyền cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học”:
a) Mắc bệnh có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 21 % trở lên;
b) Vô sinh;
c) Sinh con dị dạng, dị tật.
2. Chính phủ quy định chi tiết địa danh thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị và Danh mục bệnh, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chất độc hoá học quy định tại Điều này.
Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng nếu đã được cấp “Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học” thì người có công với cách mạng đã đủ điều kiện, tiêu chuẩn người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.
Người có công với cách mạng mà bị nhiễm chất độc hóa học bị thương tật 60% thì có được trợ cấp hằng tháng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 như sau:
Chế độ ưu đãi đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học
1. Trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học như sau:
a) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này thì được hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên;
b) Người thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này mà không mắc bệnh hoặc mắc bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này có tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 61% thì được hưởng trợ cấp hằng tháng như người có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%; trường hợp mắc bệnh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên quy định tại điểm a khoản này;
c) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học được khám giám định tổng hợp để hưởng trợ cấp hằng tháng tương ứng với tỷ lệ tổn thương cơ thể;
d) Bệnh binh thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này được hưởng trợ cấp hằng tháng đối với bệnh binh và trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 41% đến 60%;
đ) Bệnh binh mắc thêm bệnh quy định tại điểm a khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này do nhiễm chất độc hóa học và thuộc trường hợp quy định tại điểm b hoặc điểm c khoản 1 Điều 29 của Pháp lệnh này được chọn hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định tại điểm c hoặc điểm d khoản này.
2. Phụ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81 % trở lên.
3. Trợ cấp người phục vụ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên sống ở gia đình.
4. Bảo hiểm y tế.
5. Điều dưỡng phục hồi sức khỏe hai năm một lần; trường hợp có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được điều dưỡng phục hồi sức khỏe hằng năm.
6. Chế độ ưu đãi quy định tại các điểm c, e, g, h, i và k khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này.
Theo đó, chế độ ưu đãi trợ cấp hằng tháng đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học trong đó có trường hợp người thuộc trường hợp quy định trên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng căn cứ vào tỷ lệ tổn thương cơ thể theo các mức từ 21% đến 40%, từ 41% đến 60%, từ 61% đến 80% hoặc từ 81% trở lên.
Như vậy, nếu người có công với cách mạng có tỷ lệ thương tật 60% thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?