Người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nào?
- Người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nào?
- Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân là bao lâu?
- Trường hợp nào chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân?
Người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nào?
Căn cứ vào Điều 3 Quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Vị trí công tác định kỳ chuyển đổi
Người có chức vụ, quyền hạn phải được chuyển đổi vị trí công tác là người làm việc tại vị trí công tác sau đây:
1. Trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát nhân dân các cấp gồm:
a) Thực hành quyền công tố, kiểm sát việc tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; điều tra; truy tố; xét xử vụ án hình sự;
b) Kiểm sát việc tạm giữ, tạm giam, thi hành án hình sự; việc giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật; thi hành án dân sự, hành chính; giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp;
c) Thực hành quyền công tố trong hoạt động tương trợ tư pháp về hình sự và kiểm sát hoạt động tương trợ tư pháp;
d) Điều tra các tội phạm xâm phạm hoạt động tư pháp, tội phạm tham nhũng, chức vụ xảy ra trong hoạt động tư pháp.
2. Trong công tác tổ chức cán bộ, công tác thi đua khen thưởng gồm:
a) Thẩm định nhân sự để trình cấp có thẩm quyền tiếp nhận, quy hoạch, bổ nhiệm, điều động, luân chuyển, đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức;
b) Tổ chức tuyển dụng công chức, viên chức; thi tuyển Kiểm sát viên, Điều tra viên, Kiểm tra viên; thi nâng ngạch công chức, viên chức; thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức;
c) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt về tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng chức danh tư pháp;
d) Thẩm định hồ sơ để trình cấp có thẩm quyền quyết định các hình thức thi đua, khen thưởng, kỷ luật;
đ) Phân bổ chỉ tiêu đào tạo;
e) Quản lý, thực hiện chế độ tiền lương đối với công chức, viên chức, người lao động.
3. Trong công tác quản lý ngân sách, tài sản trong cơ quan, đơn vị gồm:
a) Lập, xây dựng định mức phân bổ ngân sách; thực hiện phân bổ, điều chỉnh dự toán ngân sách;
b) Kế toán;
c) Mua sắm công;
d) Thẩm định báo cáo, đề xuất chủ trương đầu tư và dự thảo quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án trong Ngành;
đ) Theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ tài chính kế toán, quản lý, sử dụng ngân sách; xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán đối với các đơn vị dự toán trong Ngành.
4. Trong công tác thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo gồm:
a) Làm công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
b) Công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.
5. Trong công tác giáo dục và đào tạo gồm:
a) Tuyển sinh, đào tạo;
b) Thẩm định, phê duyệt chương trình đào tạo, bồi dưỡng các nhà trường;
c) Phân bổ, thẩm định các đề tài nghiên cứu khoa học thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo.
Như vậy, người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nêu trên.
Người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân phải được chuyển đổi vị trí công tác khi làm việc tại các vị trí công tác nào? (Hình từ Internet)
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân là bao lâu?
Căn cứ vào Điều 4 Quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác
Thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng công việc, lĩnh vực.
Đối với vị trí định kỳ phải chuyển đổi công tác có yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ đặc thù so với vị trí khác, cần có tính ổn định, kết hợp đào tạo chuyên gia chuyên sâu về lĩnh vực công tác và công chức, viên chức công tác tại vị trí này có năng lực, uy tín, hàng năm hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao trở lên thì lãnh đạo đơn vị có thể quyết định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhiều hơn 05 năm.
Như vậy, thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng công việc, lĩnh vực.
Đối với những công việc đặc thù hơn thì lãnh đạo đơn vị có thể quyết định thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác nhiều hơn 05 năm.
Trường hợp nào chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân?
Căn cứ vào Điều 7 Quy định về chuyển đổi vị trí công tác trong ngành Kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 161/QĐ-VKSTC năm 2021 quy định về các trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:
(1) Người đang trong thời gian bị xem xét, xử lý kỷ luật.
(2) Người đang bị kiểm tra, xác minh, thanh tra, điều tra, truy tố, xét xử.
(3) Người đang điều trị bệnh hiểm nghèo được cơ quan y tế có thẩm quyền xác nhận; người đang đi học tập trung từ 12 tháng trở lên; người đang biệt phái.
(4) Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi; nam giới đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi do vợ mất hoặc trong trường hợp khách quan khác, trừ trường hợp theo nguyện vọng của công chức.
Như vậy, 04 trường hợp trên là 04 trường hợp chưa thực hiện việc chuyển đổi vị trí công tác đối với người có chức vụ, quyền hạn trong Viện kiểm sát nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?
- Thuế suất hàng hóa nhập khẩu được áp dụng thế nào? Hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định của cơ sở đóng tàu có được miễn thuế?
- Lệ phí cấp Giấy phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài là bao nhiêu theo quy định mới?
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?