Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng có bị ở tù không? Có được hưởng án treo?

Tôi muốn hỏi trường hợp người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng có bị ở tù không? Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông có được hưởng án treo? Xin cảm ơn, câu hỏi của M.T (TPHCM).

Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội lần đầu vi phạm có bị ở tù không?

Căn cứ khoản 1 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng như sau:

Tội gây rối trật tự công cộng
1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;
c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;
d) Xúi giục người khác gây rối;
đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;
e) Tái phạm nguy hiểm.

Theo đó, người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Bên cạnh đó, theo tiểu mục 4 Mục II Phần 1 Thông tư 04/2008/TT-BXD quy định như sau:

Lòng đường là bộ phận của đường đô thị, được giới hạn bởi phía trong hai bên bó vỉa, có thể bố trí hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị dọc tuyến khi cần thiết.

Theo đó, lòng đường là phần đường dành cho các loại xe và người đi bộ chỉ được đi trên vỉa hè (Điều 32 Luật Giao thông đường bộ 2008).

Đồng thời pháp luật cũng có quy định rõ về việc dừng đỗ xe phải đúng nơi đúng quy định.

Cấm việc dừng đỗ xe ở lòng đường, lề phố gây cản trở giao thông, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị.

Như vậy, người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội lần đầu vi phạm thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Lưu ý: Tùy theo mức độ nguy hiểm của hành vi và căn cứ vào tình thực tế mà có thể có những hình phạt khác nhau.

Người chụp ảnh cưới giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng có bị ở tù không? Có được hưởng án treo?

Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng có bị ở tù không? Có được hưởng án treo? (Hình từ Internet)

Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội đã bị xử phạt hành chính có được hưởng án treo?

Nếu người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông không thuộc khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gây rối trật tự công cộng nếu bị phạt tù không quá 03 năm thì có thể được hưởng án treo theo quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, được sửa đổi, bổ sung điểm a, b khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP như sau:

Điều kiện cho người bị kết án phạt tù được hưởng án treo
Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Bị xử phạt tù không quá 03 năm.
2. Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.
a) Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
b) Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;
c) Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.
3. Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.
Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.
4. Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.
Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.
Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.
5. Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
6. Khi xem xét, quyết định cho bị cáo hưởng án treo Tòa án phải xem xét thận trọng, chặt chẽ các điều kiện để bảo đảm việc cho hưởng án treo đúng quy định của pháp luật, đặc biệt là đối với các trường hợp hướng dẫn tại khoản 2, khoản 4 và khoản 5 Điều 3 Nghị quyết này.

Như vậy, nếu đảm bảo đáp ứng đầy đủ các điều kiện hưởng án treo như sau sẽ được hưởng án treo:

- Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

- Chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân;

- Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Có tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP;

- Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Vậy nên, người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội lần đầu vi phạm có thể sẽ được hưởng án treo.

Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội tự đi tự thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ không?

Căn cứ theo điểm r khoản 1 Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 quy định về các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
...
r) Người phạm tội tự thú;
...

Như vậy, người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội tự đi tự thú thì có thể sẽ được xem là tình tiết giảm nhẹ.

* Lưu ý: Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.

Cản trở giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Mức phạt đối với hành vi chờ đèn đỏ ở bóng râm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Tập Yoga giữa đường có vi phạm pháp luật? Tập Yoga giữa đường có thể bị xử phạt hành chính thế nào?
Pháp luật
Người chụp ảnh cưới trái phép giữa đường gây cản trở giao thông nghiêm trọng có bị ở tù không? Có được hưởng án treo?
Pháp luật
Mức phạt hành chính với nhóm yoga nằm ngồi giữa đường chụp hình hoa bằng lăng là bao nhiêu theo quy định?
Pháp luật
Người dân phơi cá làm khô trên đường bộ gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Đỗ xe đạp trên cầu gây cản trở giao thông có thể bị xử phạt như thế nào? Thời hiệu xử phạt là bao lâu?
Pháp luật
Người dân phơi lúa ngoài đường gây cản trở giao thông bị phạt không? Trường hợp xây nhà đổ vật liệu lấn chiếm, cản trở giao thông bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Người phơi thóc lúa ngoài đường gây cản trở giao thông dẫn đến tai nạn có bị phạt tù hay không?
Pháp luật
Người đẩy xe bán hàng lưu động trên đường gây cản trở giao thông bị xử phạt bao nhiêu tiền? Chiến sĩ công an đang làm nhiệm vụ có quyền phạt tiền đối với người đó không?
Pháp luật
Đào phá đường quốc lộ tạo ổ gà để xe tham gia giao thông hư hỏng phải vá lốp thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Xử phạt hành vi tự làm rào chắn cản trở giao thông qua lại? Ai có thẩm quyền xử phạt hành vi người dân tự làm rào chắn cản trở giao thông?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cản trở giao thông
504 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cản trở giao thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Cản trở giao thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào