Người cho vay nặng lãi nếu bị kiện ra pháp luật thì có bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước hay không?
- Vay một khoản tiền với số lãi là 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày thì có được xem là cho vay nặng lãi hay không?
- Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi với đối tượng cho vay lãi suất 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày hay không?
- Người cho vay nặng lãi có bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước hay không?
Vay một khoản tiền với số lãi là 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày thì có được xem là cho vay nặng lãi hay không?
Tại khoản 1 Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về lãi suất vay như sau:
Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác…
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.
Như vậy, trường hợp của chồng chị, lãi suất do các bên thỏa thuận và không được vượt quá: 20%/ năm của khoản tiền vay. Lãi suất cho vay tối đa trung bình một tháng sẽ là: 20% : 12 tháng = 1,667%/tháng
Trường hợp của chồng chị vay với lãi suất 3 nghìn đồng/1 triệu/một ngày tính ra sẽ là 90 nghìn đồng/1 triệu/1 tháng vậy lãi suất sẽ là 9%/1 tháng. Mức lãi suất đã vượt quá lãi suất tối đa mà pháp luật cho phép các bên thỏa thuận.
Người cho vay nặng lãi nếu bị kiện ra pháp luật thì có bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước hay không? (Hình từ Internet)
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi với đối tượng cho vay lãi suất 3.000 đồng/1 triệu/1 ngày hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 201 Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy mức lãi suất hiện tại chồng chị vay là 108%/1 năm gấp hơn 5 lần mức lãi suất mà nhà nước quy định trong luật dân sự đây sẽ là một căn cứ để chứng minh cho hành vi cho vay nặng lãi của bên cho vay.
Tuy nhiên do chị không cung cấp về số tiền chồng chị vay cũng như thời gian vay nên chúng tôi không thể xác định được mức thu lợi bất chính trong trường hợp này. Nếu chị có căn cứ rằng bên cho vay đã thu lợi bất chính từ 30 triệu đồng trở lên cùng với mức lãi suất 108%/1 năm thì chị có thể làm đơn tố cáo hành vi này với cơ quan công an.
Trường hợp số tiền thu lợi bất chính của bên cho vay chưa vượt quá 30 triệu đồng thì hành vi của bên cho vay chưa đủ căn cứ để truy cứu TNHS, tuy nhiên phần lãi suất vượt quá 20%/năm sẽ không được pháp luật bảo vệ, tức chị chỉ phải trả với mức lãi suất tối đa là 20%/năm.
Người cho vay nặng lãi có bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước hay không?
Căn cứ Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:
Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm
1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.
c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, ...) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Theo đó, người cho vay nặng lãi có thể bị tịch thu tài sản sung vào quỹ nhà nước khi khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?
- Chủ đầu tư được tự thực hiện việc thiết kế xây dựng trong trường hợp nào theo quy định pháp luật?
- Mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng theo Hướng dẫn 05? Tải về và hướng dẫn cách ghi?
- Bài phát biểu chúc Tết Nguyên Đán 2025 ngắn gọn? Bài phát biểu chúc Tết của lãnh đạo 2025? Doanh nghiệp Thưởng Tết có bắt buộc không?
- Danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự vệ gồm những danh hiệu nào? Xét tặng danh hiệu thi đua đối với Dân quân tự như thế nào?