Người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử Việt Nam có được giảm giá không? Nếu được thì người cao tuổi tham quan các di tích lịch sử được giảm giá bao nhiêu?

Tôi có câu hỏi thắc mắc là người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử Việt Nam có được giảm giá không? Nếu được thì người cao tuổi tham quan các di tích lịch sử được giảm giá bao nhiêu? Câu hỏi của anh Quang Long (Đồng Nai).

Người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử Việt Nam có được giảm giá không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL, có quy định giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi như sau:

Giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi
1. Người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi thì được giảm giá dịch vụ.
2. Khuyến khích các cơ sở cung cấp dịch vụ khác thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thực hiện giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.

Theo quy định trên thì người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, danh lam thắng cảnh; tập luyện thể dục, thể thao tại các cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất trình giấy Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người cao tuổi thì được giảm giá dịch vụ.

Như vậy, thì người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử xuất trình giấy chứng minh nhân dân hay các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh mình là người cao tuổi thì sẽ được giảm giá.

Người cao tuổi

Người cao tuổi (Hình từ Internet)

Người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử Việt Nam được giảm giá bao nhiêu?

Căn cứ tại Điều 5 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL, có quy định mức giảm giá dịch vụ như sau:

Mức giảm giá dịch vụ
1. Mức giảm giá dịch vụ ít nhất là hai mươi phần trăm (20%) giá dịch vụ đang áp dụng tại các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này.
Trường hợp tại các di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đang thực hiện thu tiền dịch vụ gắn liền với phí tham quan thì mức giảm giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 127/2011/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định mức thu phí tham quan di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi.
2. Mức giảm giá dịch vụ cụ thể do Thủ trưởng các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư này căn cứ điều kiện thực tế quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không được thấp hơn hai mươi phần trăm (20%) giá dịch vụ đang áp dụng.

Như vậy, theo quy định trên thì người cao tuổi khi tham quan các di tích lịch sử Việt Nam là ít nhất 20%. Trừ trường hợp tại các di tích lịch sử Việt Nam đang thực hiện thu tiền dịch vụ gắn liền với phí tham quan thì mức giảm giá thực hiện theo quy định tại Thông tư số 127/2011/TT-BTC ngày 09 tháng 9 năm 2011 của Bộ Tài chính quy định mức thu phí tham quan di tích lịch sử - văn hóa, bảo tàng, danh lam thắng cảnh đối với người cao tuổi.

Các cơ sở di tích lịch sử có trách nhiệm như thế nào khi giảm giá cho người cao tuổi?

Căn cứ Điều 6 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm của các cơ sở khi thực hiện giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi như sau:

Trách nhiệm của các cơ sở khi thực hiện giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi
1. Niêm yết công khai văn bản Thông báo về việc giảm giá dịch vụ, mức giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi tại nơi cung cấp dịch vụ.
2. Thông báo về việc giảm giá dịch vụ tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Như vậy, theo quy định trên thì các cơ sở di tích lịch sử có trách nhiệm về giảm giá cho người cao tuổi như sau:

-Niêm yết công khai văn bản Thông báo về việc giảm giá dịch vụ, mức giảm giá dịch vụ đối với người cao tuổi tại nơi cung cấp dịch vụ

-Thông báo về việc giảm giá dịch vụ tới Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm như thế nào đối với người cao tuổi?

Căn cứ tại Điều 13 Thông tư 06/2012/TT-BVHTTDL, có quy định về trách nhiệm của Sở Văn hóa Thể Thao và Du lịch như sau:

Trách nhiệm của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Hội Người cao tuổi địa phương tổ chức mừng thọ người cao tuổi theo đúng quy định của Thông tư này, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của địa phương.
2. Hàng năm, tổ chức theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và tổ chức mừng thọ người cao tuổi tại địa phương do mình quản lý.

Như vậy, theo quy định trên thì Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch có trách nhiệm đối với người cao tuổi như sau:

- Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo, hướng dẫn Phòng Văn hóa và Thông tin cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã phối hợp với Hội Người cao tuổi địa phương tổ chức mừng thọ người cao tuổi theo đúng quy định của Thông tư này, đảm bảo trang trọng, tiết kiệm, phù hợp với thuần phong, mỹ tục của địa phương

- Hàng năm, tổ chức theo dõi, đánh giá, tổng hợp báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc thực hiện hỗ trợ người cao tuổi tham gia hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch và tổ chức mừng thọ người cao tuổi tại địa phương do mình quản lý.

Di tích lịch sử Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Di tích lịch sử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trách nhiệm của các cá nhân là chủ sở hữu di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk là gì?
Pháp luật
Mức thu phí 2 di tích phố cổ Hà Nội và Bảo tàng Hà Nội từ 1/1/2025
Pháp luật
Trung ương Cục miền Nam được thành lập vào thời gian nào? Ai làm Bí thư đầu tiên Trung ương Cục miền Nam?
Pháp luật
Địa điểm khảo cổ có được xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt? Điều kiện để xem xét xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt ra sao?
Pháp luật
Di tích lịch sử Cố đô Hoa Lư có phải là di tích quốc gia đặc biệt hay không? Ai có thẩm quyền cấp bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt?
Pháp luật
Di tích lịch sử và văn hóa 'Kim Liên' là gì? Ai có thẩm quyền quyết định xếp hạng di tích lịch sử và văn hóa quốc gia đặc biệt?
Pháp luật
Nhà mồ Ba Chúc có phải di tích lịch sử quốc gia không? Ai có thẩm quyền ra quyết định xếp hạng di tích quốc gia?
Pháp luật
Địa điểm khảo cổ có được xem là di tích lịch sử văn hóa hay không? Di tích lịch sử văn hóa được xếp loại là di tích quốc gia khi đáp ứng điều kiện gì?
Pháp luật
Những nơi gắn với các sự kiện lịch sử của đất nước thì đều được xem là di tích lịch sử - văn hóa phải không?
Pháp luật
Di tích lịch sử được định nghĩa như thế nào? Tiêu chí và cách xếp hạng di tích lịch sử hiện nay ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di tích lịch sử
1,500 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Di tích lịch sử

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Di tích lịch sử

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào