Người cao tuổi để được hưởng chính sách bảo trợ xã hội phải thuộc đối tượng nào? Thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục như thế nào?
Người cao tuổi có được nhận trợ cấp hàng tháng không?
Theo khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp hàng tháng như sau:
Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
- Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
Người cao tuổi để được hưởng chính sách bảo trợ xã hội phải thuộc đối tượng nào?
Người cao tuổi được hưởng những chế độ gì từ chính sách bảo trợ xã hội?
* Mức trợ cấp xã hội hàng tháng theo Điều 6 Nghị định 20/2021/NĐ-CP như sau:
- Đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này được trợ cấp xã hội hàng tháng với mức bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng quy định như sau:
- Đối với đối tượng là người cao tuổi quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
+ Hệ số 1,5 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 60 tuổi đến 80 tuổi;
+ Hệ số 2,0 đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 5 từ đủ 80 tuổi trở lên;
+ Hệ số 1,0 đối với đối tượng quy định tại các điểm b và c khoản 5;
+ Hệ số 3,0 đối với đối tượng quy định tại điểm d khoản 5.
- Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức theo các hệ số khác nhau quy định tại khoản 1 Điều này hoặc tại các văn bản khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất. Riêng người đơn thân nghèo đang nuôi con là đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này thì được hưởng cả chế độ đối với đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 5 và chế độ đối với đối tượng quy định tại các khoản 5, 6 và 8 Điều 5 Nghị định này.
* Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng được quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP: Tờ khai của đối tượng theo Mẫu số 1a, 1b, 1c, 1d, 1đ ban hành kèm theo Nghị định này.
Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi công lập được thành lập như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về các loại hình cơ sở trợ giúp xã hội, bao gồm:
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người khuyết tật.
- Cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí.
- Cơ sở bảo trợ xã hội tổng hợp thực hiện việc chăm sóc nhiều đối tượng bảo trợ xã hội hoặc đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Trung tâm công tác xã hội thực hiện việc tư vấn, chăm sóc khẩn cấp hoặc hỗ trợ những điều kiện cần thiết khác cho đối tượng cần trợ giúp xã hội.
- Cơ sở trợ giúp xã hội khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, cơ bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi là một trong các hình thức tổ chức của cơ sở trợ giúp xã hội.
* Thủ tục thành lập cơ sở trợ giúp xã hội công lập được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP như sau:
Việc thành lập, tổ chức lại, giải thể cơ sở trợ giúp xã hội công lập thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Nghị định 55/2012/NĐ-CP (nay đã được thay thế bởi Nghị định 120/2020/NĐ-CP), cụ thể như sau:
* Xây dựng đề án thành lập theo quy định tại Điều 8 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Nội dung đề án, gồm:
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
+ Mục tiêu, phạm vi hoạt động và danh mục dịch vụ sự nghiệp công đơn vị dự kiến cung cấp;
+ Loại hình và tên gọi của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức;
+ Cơ chế tài chính, cơ chế hoạt động và mức độ tự chủ tài chính;
+ Báo cáo giải trình về việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập;
+ Dự kiến về nhân sự (trong đó xác định rõ số lượng cấp phó của đơn vị theo quy định tại Điều 6 Nghị định này và hướng dẫn chi tiết của bộ quản lý ngành, lĩnh vực); vị trí việc làm, số lượng người làm việc theo vị trí việc làm, cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, kinh phí hoạt động, trụ sở làm việc, trang thiết bị và phương tiện làm việc cần thiết;
+ Phương án tổ chức thực hiện và lộ trình triển khai hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Kiến nghị của cơ quan, tổ chức xây dựng đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập (nếu có);
+ Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
* Tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập được quy định tại Điều 9 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Do cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập xây dựng, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Nội dung tờ trình, gồm:
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý;
+ Quá trình xây dựng đề án;
+ Nội dung chính của đề án;
+ Những vấn đề còn có ý kiến khác nhau và những vấn đề liên quan.
- Tờ trình thành lập phải do người đứng đầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập ký, trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập như sau:
+ Bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
+ Tổng cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
+ Cục thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm c khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
+ Văn phòng thuộc bộ, cơ quan ngang bộ đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm d khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
+ Cơ quan thuộc Chính phủ đề xuất với bộ (cơ quan được Chính phủ phân công quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của cơ quan thuộc Chính phủ) đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định này;
+ Tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
+ Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm a khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
+ Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm b và điểm c khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
+ Tổ chức hành chính khác thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại điểm d khoản 4 Điều 2 Nghị định này;
+ Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập các đơn vị quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật chuyên ngành;
+ Cơ quan chuyên môn về ngành, lĩnh vực thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đề nghị thành lập các đơn vị hoạt động thuộc ngành, lĩnh vực quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
* Lấy ý kiến tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan theo Điều 10 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải gửi dự thảo đề án, tờ trình và dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đến các cơ quan, tổ chức liên quan theo quy định của pháp luật để lấy ý kiến tham gia bằng văn bản đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập trước khi gửi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thẩm định.
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Hồ sơ đề nghị thành lập gửi lấy ý kiến của các Bộ: Nội vụ, Tư pháp, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, bộ quản lý ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và cơ quan liên quan (nếu có);
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và người đứng đầu các tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập: Hồ sơ đề nghị thành lập gửi lấy ý kiến của tổ chức tham mưu về lĩnh vực: tổ chức cán bộ, pháp chế, kế hoạch, tài chính và tổ chức liên quan (nếu có);
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: Hồ sơ đề nghị thành lập gửi lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về ngành, lĩnh vực: nội vụ, tư pháp, tài chính, kế hoạch và đầu tư, cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức liên quan (nếu có);
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện: Hồ sơ đề nghị thành lập gửi lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện về ngành, lĩnh vực: nội vụ, tư pháp, kế hoạch - tài chính, cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức liên quan (nếu có).
- Đối với việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập ở nước ngoài phải lấy thêm ý kiến của Bộ Ngoại giao, Bộ Tài chính, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
- Việc lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức khác (ngoài các cơ quan, tổ chức quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này) được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
* Về hồ sơ thẩm định, thành lập được quy định tại Điều 11 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Hồ sơ gửi cơ quan, tổ chức thẩm định, gồm:
+ Văn bản đề nghị thẩm định được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập theo quy định;
+ Dự thảo tờ trình thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Dự thảo đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);
+ Ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, tổ chức liên quan về việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan;
+ Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
- Hồ sơ trình cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập, gồm:
+ Tờ trình của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Đề án thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập và các tài liệu khác có liên quan (giấy tờ đất đai, kinh phí, nguồn nhân lực);
+ Văn bản thẩm định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
+ Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định;
+ Báo cáo của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan (kèm theo văn bản tham gia ý kiến của các cơ quan, tổ chức liên quan) và các tài liệu khác có liên quan đến thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Các nội dung khác thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành và hướng dẫn của bộ quản lý ngành, lĩnh vực.
* Trình tự gửi và tiếp nhận hồ sơ thành lập được quy định tại Điều 12 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập gửi 01 bộ hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập đến cơ quan, tổ chức thẩm định được quy định tại khoản 1 Điều 13 Nghị định này để thẩm định; đối với các cơ quan, tổ chức liên quan để phối hợp hoặc để biết thì chỉ ghi tên các cơ quan, tổ chức đó vào mục nơi nhận của văn bản hoặc tờ trình đề nghị thành lập (trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
- Cơ quan, tổ chức tiếp nhận hồ sơ thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải lập danh mục hồ sơ theo quy định.
- Hồ sơ gửi là văn bản chính được ký tên, đóng dấu của cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập và các tài liệu khác có liên quan theo quy định tại Điều 11 Nghị định này.
* Thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo Điều 13 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Cơ quan, tổ chức thẩm định
+ Bộ Nội vụ thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
+ Vụ (Ban) tổ chức cán bộ thuộc bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; người đứng đầu tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
+ Cơ quan chuyên môn tham mưu quản lý nhà nước về lĩnh vực tổ chức bộ máy thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thẩm định đối với các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Đối với đơn vị sự nghiệp công lập có quy định của pháp luật chuyên ngành về các tiêu chí, điều kiện hoạt động thì cơ quan thẩm định về các tiêu chí, điều kiện hoạt động này do pháp luật chuyên ngành quy định.
- Nội dung thẩm định, gồm:
+ Sự cần thiết và cơ sở pháp lý của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Mục tiêu, phạm vi, đối tượng, tên gọi, loại hình tổ chức, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức; vị trí việc làm, số lượng người làm việc và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp; cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Hồ sơ, thủ tục thành lập đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định;
+ Điều kiện bảo đảm hoạt động đối với đơn vị sự nghiệp công lập khi được thành lập;
+ Việc đáp ứng các tiêu chí, điều kiện thành lập và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật;
+ Tính khả thi của việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Dự thảo văn bản của cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập; dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập.
Đối với những vấn đề chưa rõ hoặc còn có ý kiến khác nhau thì cơ quan, tổ chức thẩm định yêu cầu cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập phải có văn bản giải trình bổ sung hoặc theo ủy quyền của người có thẩm quyền quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức họp với cơ quan, tổ chức trình đề án và các cơ quan có liên quan để làm rõ và báo cáo cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định.
- Trường hợp quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập là văn bản quy phạm pháp luật thì việc thẩm định còn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
* Quyết định thành lập theo Điều 14 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập căn cứ vào văn bản đề nghị thành lập, văn bản thẩm định để ban hành văn bản thành lập đơn vị sự nghiệp công lập. Quyết định thành lập phải phù hợp với thẩm quyền thành lập đơn vị sự nghiệp công lập và quy định của các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
* Xử lý hồ sơ và thời hạn giải quyết việc thành lập theo Điều 15 Nghị định 120/2020/NĐ-CP:
- Về thẩm định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
+ Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập;
+ Thành lập đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thì thời hạn thẩm định là 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan, tổ chức thẩm định phải có văn bản thẩm định gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập.
- Về quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập
Trong thời hạn 25 ngày, kể từ ngày cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập hoàn thiện hồ sơ theo ý kiến của cơ quan, tổ chức thẩm định và trình theo quy định, cơ quan hoặc người có thẩm quyền phải ra quyết định thành lập.
Trường hợp cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định thành lập không đồng ý việc thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì có ý kiến bằng văn bản (nêu rõ lý do) gửi cơ quan, tổ chức đề nghị thành lập đơn vị sự nghiệp công lập.
- Trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác về thời hạn thẩm định và quyết định thành lập đơn vị sự nghiệp công lập thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Như vậy, người cao tuổi thuộc đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP thì được hưởng chính sách bảo trợ xã hội trợ cấp hàng tháng. Người cao tuổi hưởng chính sách bảo trợ xã hội làm hồ sơ nhận trợ cấp hàng tháng và được nhận mức trợ cấp hàng tháng theo quy định. Việc thành lập cơ sở bảo trợ xã hội chăm sóc người cao tuổi thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 140/2018/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?