Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?

Cho tôi hỏi, người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không? Người cao tuổi có quyền tự quyết định việc sống chung với con cháu hay sống riêng một mình không? Câu hỏi của chị L (Long An).

Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP quy định đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng như sau:

Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
c) Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm a khoản này mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;
d) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội nhưng có người nhận nuôi dưỡng, chăm sóc tại cộng đồng.
...

Như vậy, theo quy định trên người cao tuổi từ đủ 80 tuổi trở lên mà không có lương hưu thì thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

Do đó, người cao tuổi 80 tuổi và có lương hưu thì sẽ không được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo quy định nêu trên.

Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không?

Người cao tuổi 80 tuổi có lương hưu có thuộc đối tượng được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng hay không? (Hình từ Internet)

Người cao tuổi có quyền tự quyết định việc sống chung với con cháu hay sống riêng một mình không?

Theo quy định tại Điều 3 Luật Người cao tuổi năm 2009 quy định quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi như sau:

Quyền và nghĩa vụ của người cao tuổi
1. Người cao tuổi có các quyền sau đây:
a) Được bảo đảm các nhu cầu cơ bản về ăn, mặc, ở, đi lại, chăm sóc sức khoẻ;
b) Quyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn;
c) Được ưu tiên khi sử dụng các dịch vụ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Được tạo điều kiện tham gia hoạt động văn hoá, giáo dục, thể dục, thể thao, giải trí, du lịch và nghỉ ngơi;
đ) Được tạo điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ, nghề nghiệp và các điều kiện khác để phát huy vai trò người cao tuổi;
e) Được miễn các khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội, trừ trường hợp tự nguyện đóng góp;
g) Được ưu tiên nhận tiền, hiện vật cứu trợ, chăm sóc sức khỏe và chỗ ở nhằm khắc phục khó khăn ban đầu khi gặp khó khăn do hậu quả thiên tai hoặc rủi ro bất khả kháng khác;
h) Được tham gia Hội người cao tuổi Việt Nam theo quy định của Điều lệ Hội;
i) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
2. Người cao tuổi có các nghĩa vụ sau đây:
a) Nêu gương sáng về phẩm chất đạo đức, lối sống mẫu mực; giáo dục thế hệ trẻ giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc; gương mẫu chấp hành và vận động gia đình, cộng đồng chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
b) Truyền đạt kinh nghiệm quý cho thế hệ sau;
c) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, người cao tuổi có các quyền được nêu cụ thể theo quy định trên. Theo đó, người cao tuổi có quyền uyết định sống chung với con, cháu hoặc sống riêng theo ý muốn của mình.

Nhà nước có chính sách gì đối với người cao tuổi hay không?

Tại Điều 4 Luật Người cao tuổi 2009 quy định chính sách của Nhà nước đối với người cao tuổi cụ thể như sau:

(1). Bố trí ngân sách hằng năm phù hợp để thực hiện chính sách chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi.

(2). Bảo trợ xã hội đối với người cao tuổi theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

(3). Lồng ghép chính sách đối với người cao tuổi trong chính sách phát triển kinh tế - xã hội.

(4). Phát triển ngành lão khoa đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi; đào tạo nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

(5). Khuyến khích, tạo điều kiện cho người cao tuổi rèn luyện sức khoẻ; tham gia học tập, hoạt động văn hoá, tinh thần; sống trong môi trường an toàn và được tôn trọng về nhân phẩm; phát huy vai trò người cao tuổi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

(6). Khuyến khích, hỗ trợ cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện tuyên truyền, giáo dục ý thức kính trọng, biết ơn người cao tuổi, chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

(7). Khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi.

(8). Xử lý nghiêm minh cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Người cao tuổi
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Người cao tuổi với người già có giống nhau không?
Pháp luật
Người cao tuổi có được làm trưởng thôn không? Độ tuổi tối đa được bầu làm Trưởng thôn là bao nhiêu?
Pháp luật
83 tuổi có được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng không? Mức hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bao nhiêu tuổi được lãnh tiền người cao tuổi 2024? Mức trợ cấp người cao tuổi năm 2024 là bao nhiêu?
Pháp luật
04 trường hợp người cao tuổi được hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng? Mức trợ cấp xã hội hàng tháng là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi người cao tuổi chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ có trách nhiệm gì trong việc tổ chức tang lễ và mai táng cho người cao tuổi?
Pháp luật
Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để người cao tuổi được tham gia hoạt động văn hóa thông qua các biện pháp nào?
Pháp luật
Hợp tác quốc tế về người cao tuổi phải thực hiện trên nguyên tắc gì? Những hành vi nào bị nghiêm cấm thực hiện đối với người cao tuổi?
Pháp luật
Ngày 15/6 là Ngày Thế giới Phòng chống Lạm dụng Người cao tuổi đúng không? Người cao tuổi là người từ bao nhiêu tuổi trở lên?
Pháp luật
Ngày người cao tuổi Việt Nam 6/6/2024 rơi vào thứ mấy? Đối tượng nào được nhận hỗ trợ Quỹ Chăm sóc và Phát huy vai trò người cao tuổi Việt Nam?
Pháp luật
Ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam có phải là ngày lễ lớn trong nước? Người cao tuổi có được tổ chức lễ mừng thọ vào ngày này không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người cao tuổi
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
6,127 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người cao tuổi

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Người cao tuổi

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào