Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không theo quy định pháp luật?
- Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không?
- Người phiên dịch của người câm khi tham gia tố tụng hành chính có thể là anh trai của người đó hay không?
- Người phiên dịch của người câm đồng thời là anh trai của họ thì có được trả thù lao phiên dịch hay không?
Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không?
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính được quy định tại Điều 21 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hành chính là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng hành chính có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng hành chính là người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói hoặc người khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.
Theo quy định thì người câm (người khuyết tật nói) cũng được tham gia trong các vụ án hành chính.
Người tham gia tố tụng hành chính là người câm có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng của người khuyết tật để dịch lại.
Người câm có thể tham gia tố tụng hành chính bằng ngôn ngữ ký hiệu của riêng mình hay không? (Hình từ Internet)
Người phiên dịch của người câm khi tham gia tố tụng hành chính có thể là anh trai của người đó hay không?
Người phiên dịch được quy định tại Điều 64 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Người phiên dịch
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
2. Người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
d) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Theo quy định thì người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
Cho nên, người phiên dịch của người câm khi tham gia tố tụng hành chính có thể là anh trai của người đó nếu được Tòa án chấp nhận theo như quy định này.
Người phiên dịch của người câm đồng thời là anh trai của họ thì có được trả thù lao phiên dịch hay không?
Trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch được quy định tại Điều 51 Pháp lệnh chi phí giám định, định giá; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch trong tố tụng 2012 , theo đó:
Trách nhiệm trả chi phí cho người phiên dịch
Cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập người phiên dịch có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch. Chi phí cho người phiên dịch được lấy từ kinh phí hoạt động hằng năm của cơ quan tiến hành tố tụng.
Đồng thời chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập được định tại Điều 52 Luật Tố tụng hành chính 2015, theo đó:
Mức chi phí cho người phiên dịch
1. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, chi phí cho người phiên dịch do cơ quan tiến hành tố tụng triệu tập bao gồm một hoặc một số chi phí sau đây:
a) Chi phí tiền công cho người phiên dịch;
b) Chi phí đi lại;
c) Chi phí lưu trú;
d) Các chi phí khác theo quy định của pháp luật;
Như vậy, cơ quan tiến hành tố tụng khi triệu tập anh trai người câm để làm người phiên dịch thì có trách nhiệm thanh toán chi phí cho người phiên dịch. Chi phí cho người phiên dịch có thể bao gồm một hoặc một số chi phí như: Chi phí tiền công, phí đi lại, phí lưu trú hoặc những chi phí khác…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?