Người biên soạn sách giáo khoa lớp 1 phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì? Sách giáo khoa lớp 1 được biên soạn theo quy trình như thế nào?
Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa lớp 1 là gì?
Sách giáo khoa lớp 1 phải đáp ứng được những điều kiện tiên quyết được quy định tại Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT như sau:
Điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa
1. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
2. Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Theo đó, điều kiện tiên quyết của sách giáo khoa lớp 1 gồm:
- Nội dung và hình thức sách giáo khoa không trái với quy định của pháp luật Việt Nam và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia về xuất bản phẩm.
- Nội dung và hình thức sách giáo khoa không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Sách giáo khoa lớp 1 (Hình từ Internet)
Sách giáo khoa lớp 1 được biên soạn theo quy trình như thế nào?
Sách giáo khoa lớp 1 được biên soạn theo quy trình được quy định tại khoản 1 Điều 9 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT như sau:
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lớp 1 lựa chọn tác giả biên soạn sách giáo khoa lớp 1 đáp ứng tiêu chuẩn quy định tại Điều 11 Tiểu chuẩn, quy trình ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT; tác giả nghiên cứu chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để xây dựng đề cương tổng thể, đề cương chi tiết, kế hoạch biên soạn; phân công nhiệm vụ của tổng chủ biên, chủ biên (nếu sách có tổng chủ biên, chủ biên), tác giả bảo đảm sự phù hợp về khối lượng công việc và thời gian thực hiện để bảo đảm chất lượng và tiến độ hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa lớp 1;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lớp 1 tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, hoàn thành ít nhất 01 (một) bài học, tổ chức dạy thực nghiệm, góp ý sau khi dạy thực nghiệm để hoàn thiện bài học đó với sự tham gia đóng góp và thống nhất của toàn thể tác giả trước khi tổ chức biên soạn các bài học khác; tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, minh họa, dạy thực nghiệm, tổ chức lấy ý kiến của giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học, nhà giáo dục am hiểu về giáo dục phổ thông nhận xét, đánh giá bản mẫu sách giáo khoa theo nội dung từng khoản quy định tại Điều 4, Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Tiêu chuẩn, quy trình được ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT (yêu cầu cụ thể theo Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa kèm theo Thông tư này); hoàn thành bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo để tổ chức thẩm định;
- Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định bản mẫu sách giáo khoa lớp 1 theo quy định tại Chương IV Tiêu chuẩn, quy trình ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lớp 1 hoàn thiện bản mẫu sách giáo khoa sau thẩm định;
- Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt, cho phép sử dụng sách giáo khoa lớp 1;
- Tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa lớp 1 tổ chức xuất bản, phát hành sách giáo khoa theo quy định của pháp luật.
Người biên soạn sách giáo khoa lớp 1 phải đáp ứng các tiêu chuẩn gì?
Tiêu chuẩn của người thực hiện biên soạn sách giáo khoa lớp 1 được quy định tại Điều 11 Tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa sách giáo khoa; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa ban hành kèm theo Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT,được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 05/2022/TT-BGDĐT, khoản 1 Điều 1 Thông tư 23/2020/TT-BGDĐT như sau:
- Có trình độ được đào tạo từ đại học trở lên theo chuyên ngành phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn; am hiểu về khoa học giáo dục; có ít nhất 03 (ba) năm trực tiếp giảng dạy hoặc nghiên cứu về chuyên môn phù hợp với môn học, hoạt động giáo dục có sách giáo khoa được biên soạn;
- Là công dân Việt Nam, có phẩm chất đạo đức, tư tưởng tốt.
Lưu ý: Người tham gia biên soạn sách giáo khoa không tham gia thẩm định sách giáo khoa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?