Người bị truy nã ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Có ra lệnh truy nã đối với người bị kết án tử hình bỏ trốn không?
Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định về các đối tượng bị truy nã như sau:
Đối tượng bị truy nã
1. Bị can, bị cáo bỏ trốn hoặc không biết đang ở đâu.
2. Người bị kết án trục xuất, người chấp hành án phạt trục xuất bỏ trốn.
3. Người bị kết án phạt tù bỏ trốn.
4. Người bị kết án tử hình bỏ trốn.
5. Người đang chấp hành án phạt tù, người được tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù, người được hoãn chấp hành án bỏ trốn.
Như vậy, người bị kết án tử hình bỏ trốn thuộc một trong những đối tượng bị truy nã.
Người bị truy nã ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ mức truy cứu trách nhiệm hình sự (Hình từ Internet)
Lệnh truy nã có được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng không?
Theo khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC quy định việc thông báo lệnh truy nã đối với những đối tượng bị truy nã như sau:
Gửi, thông báo quyết định truy nã
1. Quyết định truy nã phải được gửi đến:
a) Công an xã, phường, thị trấn, Công an cấp huyện nơi đăng ký thường trú, tạm trú, nơi ở và quê quán của người bị truy nã;
b) Công an cấp tỉnh nơi người bị truy nã có khả năng lẩn trốn hoặc gửi đến tất cả Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
c) Cục Cảnh sát truy nã tội phạm Bộ Công an; Phòng Cảnh sát truy nã tội phạm Công an cấp tỉnh (nơi ra quyết định truy nã);
d) Cơ quan hồ sơ nghiệp vụ (nơi đăng ký hồ sơ nghiệp vụ);
e) Viện kiểm sát nhân dân có yêu cầu ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp với Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã; Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh nơi có trại giam, trại tạm giam, Cơ quan thi hành án hình sự ra quyết định truy nã;
f) Tòa án nhân dân có yêu cầu Cơ quan điều tra ra quyết định truy nã.
2. Quyết định truy nã được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ đối tượng bị truy nã.
Theo quy định nêu trên thì lệnh truy nã được thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng để mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân biết, phát hiện, bắt giữ người bị kết án tử hình bỏ trốn.
Người bị truy nã ra đầu thú thì có được xem là tình tiết giảm nhẹ mức truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Theo khoản 3 Điều 16 Thông tư liên tịch 13/2012/TTLT-BCA-BTP-VKSNDTC-TANDTC hướng dẫn về giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú như sau:
Giải quyết trường hợp người bị truy nã ra đầu thú
1. Khi có người bị truy nã đến đầu thú thì các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất biết để cử người đến tiếp nhận và lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú. Trường hợp người bị truy nã ra đầu thú tại cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân các cấp thì các cơ quan này phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú và giải ngay người đó đến Cơ quan điều tra có thẩm quyền.
2. Khi tiếp nhận người bị truy nã ra đầu thú, Cơ quan điều tra phải lập biên bản về việc người bị truy nã ra đầu thú (nếu cơ quan bàn giao chưa lập biên bản) và lấy lời khai về hành vi phạm tội, quá trình trốn, lý do đầu thú và những vấn đề khác có liên quan.
3. Người phạm tội bị truy nã ra đầu thú thì được xem xét là một tình tiết giảm nhẹ theo quy định tại khoản 2 Điều 46 Bộ luật hình sự.
4. Người có quyết định thi hành án phạt tù bỏ trốn bị truy nã ra đầu thú nhưng đang bị bệnh hiểm nghèo (có kết luận của Hội đồng y khoa Bệnh viện cấp tỉnh trở lên), phụ nữ có thai (có xác nhận của Bệnh viện đa khoa cấp huyện trở lên), người đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi hoặc người lao động duy nhất trong gia đình (có xác nhận của chính quyền địa phương) nếu phải chấp hành án phạt tù thì gia đình sẽ lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, thì Tòa án có thể cho tạm hoãn chấp hành án phạt tù theo quy định tại Điều 61 Bộ luật hình sự.
Theo khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
...
2. Khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú hoặc tình tiết khác là tình tiết giảm nhẹ, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
3. Các tình tiết giảm nhẹ đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung thì không được coi là tình tiết giảm nhẹ trong khi quyết định hình phạt.
Như vậy, trường hợp người bị truy nã ra đầu thú thì khi quyết định hình phạt, Tòa án có thể coi đầu thú là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nhưng phải ghi rõ lý do giảm nhẹ trong bản án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?