Người bị tố giác trong vụ án hình sự bị áp dụng biện pháp dẫn giải trong trường hợp nào? Quyết định áp dụng biện pháp dẫn giải được quy định như thế nào?
- Người bị tố giác trong vụ án hình sự bị áp dụng biện pháp dẫn giải trong trường hợp nào?
- Ngoài Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì ai được quyền ban hành quyết định dẫn giải?
- Quyết định áp dụng biện pháp dẫn giải được quy định như thế nào?
- Quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp dẫn giải của Kiểm sát viện được quy định như thế nào?
Người bị tố giác trong vụ án hình sự bị áp dụng biện pháp dẫn giải trong trường hợp nào?
Người bị tố giác bị áp dụng biện pháp dẫn giải trong trường hợp nào? (hình ảnh từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Áp giải, dẫn giải
...
2. Dẫn giải có thể áp dụng đối với:
a) Người làm chứng trong trường hợp họ không có mặt theo giấy triệu tập mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
b) Người bị hại trong trường hợp họ từ chối việc giám định theo quyết định trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan;
c) Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố mà qua kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án, đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Theo đó, người bị tố giác trong vụ án hình sự bị áp dụng biện pháp dẫn giải khi:
(1) Sau quá trình kiểm tra, xác minh có đủ căn cứ xác định người đó liên quan đến hành vi phạm tội được khởi tố vụ án;
(2) Đã được triệu tập mà vẫn vắng mặt;
(3) Lý do vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.
Sự kiện bất khả kháng được quy định tại Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015 được hiểu như sau:
- Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
- Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình.
Tóm lại, người bị tố giác sẽ bị áp dụng biện pháp dẫn giải nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Ngoài Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì ai được quyền ban hành quyết định dẫn giải?
Căn cứ khoản 3 Điều 127 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:
Áp giải, dẫn giải
...
3. Điều tra viên, cấp trưởng của cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa, Hội đồng xét xử có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
Theo quy định này, ngoài Thẩm phán chủ tọa phiên tòa thì cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên, Hội đồng xét xử cũng có quyền ra quyết định áp giải, dẫn giải.
Quyết định áp dụng biện pháp dẫn giải được quy định như thế nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về quyế định dẫn giải như sau:
Áp giải, dẫn giải
....
4. Quyết định áp giải, quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị áp giải, dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị áp giải, dẫn giải phải có mặt và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này.
Theo đó quyết định dẫn giải phải ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị dẫn giải; thời gian, địa điểm người bị dẫn giải phải có mặt.
Ngoài ra, quyết định dẫn giải phải đảm bảo nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Văn bản tố tụng
...
2. Văn bản tố tụng ghi rõ:
a) Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành văn bản tố tụng;
b) Căn cứ ban hành văn bản tố tụng;
c) Nội dung của văn bản tố tụng;
d) Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành văn bản tố tụng và đóng dấu.
Quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp dẫn giải của Kiểm sát viện được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 23 Quyết định 111/QĐ-VKSTC năm 2020 quy định về quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp dẫn giải của Kiểm sát viện bao gồm:
- Trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố, nếu xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải các đối tượng theo quy định của pháp luật thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện trước khi ra quyết định áp giải, dẫn giải.
Khi kiểm sát việc áp giải, dẫn giải của Điều tra viên, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên phải đảm bảo kiểm sát chặt chẽ:
(1) Đối tượng bị áp giải, dẫn giải;
(2) Điều kiện áp dụng, thẩm quyền;
(3) Nội dung quyết định, trình tự thi hành;
- Cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định áp giải, quyết định dẫn giải. Nếu phát hiện vi phạm phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm và kiểm sát việc khắc phục vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?