Người bị mất một ngón tay trỏ nếu tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì có được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ hay không?
- Người bị mất một ngón tay trỏ có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
- Người bị mất một ngón tay trỏ khi chưa được xác định là người khuyết tật thì có được miễn, hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
- Người bị mất một ngón tay trỏ nếu tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì có được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ hay không?
Người bị mất một ngón tay trỏ có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không?
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, theo đó:
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Người bị mất một ngón tay trỏ có thể được xác định là người khuyết tật theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Người khuyết tật 2010, theo đó:
Người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Như vậy, nếu như có xác nhận, kết luận là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật thì người bị mất một ngón tay trỏ sẽ được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Người bị mất một ngón tay trỏ có được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự hay không? (Hình từ Internet)
Người bị mất một ngón tay trỏ khi chưa được xác định là người khuyết tật thì có được miễn, hoãn gọi thực hiện nghĩa vụ quân sự không?
Các trường hợp hoãn, miễn gọi nhập ngũ đi nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 41 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015, được bổ sung bởi điểm c khoản 1 Điều 49 Luật Dân quân tự vệ 2019, cụ thể:
Tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ
1. Tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Chưa đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo kết luận của Hội đồng khám sức khỏe;
b) Là lao động duy nhất phải trực tiếp nuôi dưỡng thân nhân không còn khả năng lao động hoặc chưa đến tuổi lao động; trong gia đình bị thiệt hại nặng về người và tài sản do tai nạn, thiên tai, dịch bệnh nguy hiểm gây ra được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận;
c) Một con của bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 61% đến 80%;
d) Có anh, chị hoặc em ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ; hạ sĩ quan, chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân;
đ) Người thuộc diện di dân, giãn dân trong 03 năm đầu đến các xã đặc biệt khó khăn theo dự án phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trở lên quyết định;
e) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật;
g) Đang học tại cơ sở giáo dục phổ thông; đang được đào tạo trình độ đại học hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục đại học, trình độ cao đẳng hệ chính quy thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong thời gian một khóa đào tạo của một trình độ đào tạo.
h) Dân quân thường trực.
2. Miễn gọi nhập ngũ đối với những công dân sau đây:
a) Con của liệt sĩ, con của thương binh hạng một;
b) Một anh hoặc một em trai của liệt sĩ;
c) Một con của thương binh hạng hai; một con của bệnh binh suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; một con của người nhiễm chất độc da cam suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên;
d) Người làm công tác cơ yếu không phải là quân nhân, Công an nhân dân;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức, thanh niên xung phong được điều động đến công tác, làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật từ 24 tháng trở lên.
Công dân sẽ được tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ tham gia nghĩa vụ quân sự nếu thuộc các trường hợp này. Chưa xét đến các trường hợp hoãn, miễn khác thì đối với người bị mất một ngón tay trỏ thì sẽ không đảm bảo đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ theo quy định, bởi:
Theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định việc khám sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự thì trường hợp công dân bị mất một ngón tay trỏ thì tùy thuộc vào tay trái hay tay phải mà sức khỏe chỉ đạt từ loại 4 hoặc loại 5 (STT 107, bảng số 2, Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16).
Mà theo tiêu chuẩn gọi nhập ngũ theo quy định tại Thông tư 148/2018/TT-BQP thì tiêu chuẩn sức khỏe sẽ tuyển chọn những công dân có sức khỏe loại 1, 2, 3 theo quy định tại Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
Cho nên, người bị mất một ngón tay trỏ sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự nếu như chưa được xác định là người khuyết tất để được miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Người bị mất một ngón tay trỏ nếu tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì có được xem xét tuyển chọn và gọi nhập ngũ hay không?
Về nguyên tắc, sẽ lựa chọn công dân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định để gọi nhập ngũ tại Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP, trong đó có điều kiện về sức khỏe.
Như đã phân tích ở trên, người bị mất một ngón tay trỏ thì có thể thuộc trường hợp miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự nếu được xác định là người khuyết tật; hoặc sẽ được hoãn nghĩa vụ quân sự do không đảm bảo được sức khỏe nhập ngũ.
Cho nên người bị mất một ngón tay trỏ nếu tình nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự thì có thể được xem xét, nhưng có thể sẽ không được tham gia vì không đảm bảo được sức khỏe để tham gia (không đáp ứng điều kiện tuyển quân).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu kết luận kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với tổ chức, cá nhân trong công đoàn theo Quyết định 684?
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?