Người bị khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt cải tạo hay không?
Người có khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không?
Tiêu chuẩn phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP như sau:
- Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP.
- Sau khi thực hiện khám sức khỏe cho công dân, các y bác sĩ sẽ cho điểm theo 06 mức điểm, cụ thể như sau:
+ Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
+ Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
+ Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
+ Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
+ Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
+ Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
Các mức điểm này sẽ được đánh giá theo từng tiêu chí trong phiếu khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự được quy định tại Mục II Mẫu 2 tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP, bao gồm 08 chỉ tiêu sau đây:
+ Thể lực;
+ Mắt;
+ Tai, mũi, họng;
+ Răng, hàm, mặt;
+ Nội khoa;
+ Tâm thần kinh;
+ Ngoại khoa;
+ Da liễu.
Và căn cứ vào số điểm mà các y bác sĩ đã chấm cho 08 tiêu chí nêu trên, sức khỏe của công dân khám nghĩa vụ quân sự sẽ được phân thành 06 loại như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
Đối với tiêu chuẩn sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự của có khe hở môi, tại tiểu mục 29 Mục 2 Phần II Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP quy định như sau:
TIÊU CHUẨN PHÂN LOẠI THEO BỆNH TẬT (Bảng số 2)
...
2. Các bệnh về răng, hàm, mặt
...
Theo tiêu chuẩn phân loại bệnh tật đối với người khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự, người bị khe hở môi được chấm điểm ở mức 6 điểm.
Căn cứ vào 08 tiêu chí phân loại sức khỏe đối với người khám nghĩa vụ quân sự, người bị khe hở môi được xếp vào loại sức khỏe từ thứ 2 đến thứ 6 tương ứng với tình trạng sức khỏe tốt đến rất kém.
Và chỉ những công dân có sức khỏe đạt loại 1, loại 2 và loại 3 mới được tuyển chọn và gọi nhập ngũ theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 148/2018/TT-BQP.
Như vậy, người bị khoe hở môi vẫn được thực hiện nghĩa vụ quân sự trong các trường hợp sau đây:
- Khe hở môi 1 bên, không toàn bộ:
+ Đã phẫu thuật, không ảnh hưởng tới thẩm mỹ và chức năng
+ Chưa phẫu thuật
- Khe hở môi 1 bên toàn bộ hoặc khe hở môi không toàn bộ 2 bên nhưng đã phẫu thuật tạo hình, ảnh hưởng ít đến thẩm mỹ và phát âm.
Lưu ý: Để được thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân còn phải đáp ứng đầy đủ những điều kiện khác theo quy định của pháp luật.
Người bị khe hở môi có được thực hiện nghĩa vụ quân sự hay không? Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có đi tù hay không? (Hình từ Internet)
Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự có bị phạt cải tạo hay không?
Hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự được quy định tại khoản 1 Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Tội trốn tránh nghĩa vụ quân sự
1. Người nào không chấp hành đúng quy định của pháp luật về đăng ký nghĩa vụ quân sự, không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình;
b) Phạm tội trong thời chiến;
c) Lôi kéo người khác phạm tội.
Theo đó, người có hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm..
Trong một số trường hợp đặc biệt thì mức phạt có thể lên tới 5 năm.
Đang bị phạt cải tạo không giam giữ có phải đăng ký nghĩa vụ quân sự?
Các trường hợp không được đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 13 Luật nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Theo đó, đang chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ, công dân không được đăng ký nghĩa vụ quân sự.
Trường hợp đã chấp hành xong hình phạt, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?