Người bị hại có được yêu cầu không trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo hay không?
- Có thể thực hiện trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo trong những trường hợp nào?
- Khi có trưng cầu giám định về tâm thần đối với bị cáo thì việc giám định được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
- Người bị hại có được yêu cầu không trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo được hay không?
Có thể thực hiện trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo trong những trường hợp nào?
Căn cứ Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về trường hợp thực hiện trưng cầu giám định như sau:
Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định
Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;
2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
3. Nguyên nhân chết người;
4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;
6. Mức độ ô nhiễm môi trường.
Từ quy định trên thì có thể thực hiện trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo.
Người bị hại có được yêu cầu không trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo hay không? (Hình từ Internet)
Khi có trưng cầu giám định về tâm thần đối với bị cáo thì việc giám định được thực hiện trong thời hạn bao lâu?
Căn cứ Điều 208 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về thời hạn giám định như sau:
Thời hạn giám định
1. Thời hạn giám định đối với trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định:
a) Không quá 03 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 206 của Bộ luật này;
b) Không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 6 Điều 206 của Bộ luật này;
c) Không quá 09 ngày đối với trường hợp quy định tại các khoản 2, 4 và 5 Điều 206 của Bộ luật này.
2. Thời hạn giám định đối với các trường hợp khác thực hiện theo quyết định trưng cầu giám định.
3. Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định phải kịp thời thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
4. Thời hạn giám định quy định tại Điều này cũng áp dụng đối với trường hợp giám định bổ sung, giám định lại.
Như vậy, khi có trưng cầu giám định về tình trạng tâm thần đối với bị cáo thì cơ quan có thẩm quyền sẽ thực hiện giám định trong thời hạn không quá 03 tháng.
Trường hợp việc giám định không thể tiến hành trong thời hạn quy định thì tổ chức, cá nhân tiến hành giám định se thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho cơ quan trưng cầu, người yêu cầu giám định.
Người bị hại có được yêu cầu không trưng cầu giám định tình trạng tâm thần đối với bị cáo được hay không?
Hiện nay không có quy định về việc người bị hại có quyền yêu cầu không trưng cầu giám định tâm thần đối với bị cáo.
Tuy nhiên căn cứ Điều 205 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 có quy định về việc trưng cầu giám định như sau:
Trưng cầu giám định
1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.
Theo như quy định trên thì việc trưng cầu giám định tâm thần đối với bị cáo sẽ được thực hiện nếu cám thấy nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 hoặc khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết.
Theo đó nếu cơ quan có thẩm quyền có sự nghị ngờ về tình năng lực trách nhiệm hình sự của bị cáo thì sẽ tiến hành trưng cầu giám đình và đây là điều bắt buộc phải thực hiện. Người bị hại không có quyền yêu cầu không trưng cầu giám định với bị cáo.
Người bị hại chỉ có quyền trình bày ý kiến của mình về kết luận giám định; đề nghị giám định bổ sung hoặc giám định lại đối với kết luật giám định theo quy định tại Điều 214 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hoạt động quản lý vận hành nhà chung cư có cung cấp các dịch vụ bảo vệ không? Ai có trách nhiệm quản lý vận hành nhà chung cư?
- Mẫu đơn đề nghị cấp lại giấy phép hoạt động của sàn giao dịch bất động sản mới nhất theo quy định hiện nay?
- Cấp ủy cấp tỉnh có chức năng gì? Cấp ủy cấp tỉnh có được giới thiệu nhân sự ứng cử chức danh chủ tịch Hội đồng nhân dân?
- Đáp án cuộc thi Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 tuần 1 trên trang Báo cáo viên ra sao?
- Nghị quyết 1278 sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2023-2025 thế nào?