Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành thì có bị cưỡng chế cách ly y tế không?

Tôi muốn hỏi về việc áp dụng thủ tục cưỡng chế cách ly y tế được pháp luật quy định như thế nào. Cụ thể, tôi có thắc mắc về việc người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế tại nhà nhưng người đó không chấp hành, thì trình tự thủ tục cưỡng chế cách ly y tế được thực hiện như thế nào?

Áp dụng biện pháp cách ly y tế được quy định như thế nào?

Theo Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP, việc áp dụng biện pháp cách ly y tế được quy định như sau:

- Biện pháp cách ly y tế tại nhà được áp dụng đối với các trường hợp:

+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch, trừ đối tượng là người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh dịch thuộc nhóm B theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là một số bệnh thuộc nhóm B);

+ Người xuất phát hoặc đi qua vùng có bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B;

+ Người tiếp xúc với người mắc bệnh dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B.

- Biện pháp cách ly tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp:

+ Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 49 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 đang khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở y tế và người mắc dịch bệnh thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B đang lưu trú tại vùng có bệnh dịch;

+ Người đang bị áp dụng biện pháp cách ly y tế theo quy định tại khoản 1, khoản 3 Điều này nhưng có dấu hiệu tiến triển thành mắc bệnh truyền nhiễm.

- Biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu áp dụng đối với các trường hợp:

+ Người, phương tiện, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh Việt Nam có khai báo của chủ phương tiện vận tải hoặc có bằng chứng rõ ràng cho thấy trên phương tiện vận tải, người, hàng hóa có dấu hiệu mang mầm bệnh dịch thuộc nhóm A;

+ Người xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch thuộc nhóm A và một số bệnh thuộc nhóm B xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam.

- Biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác áp dụng đối với các trường hợp số lượng người xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh Việt Nam thuộc quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định 101/2010/NĐ-CP vượt quá khả năng tiếp nhận cách ly của cửa khẩu hoặc số lượng người mắc bệnh truyền nhiễm vượt quá khả năng tiếp nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tại vùng có dịch.

Các trường hợp nào phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế?

Căn cứ theo Điều 8 Nghị định 101/2010/NĐ-CP quy định về các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế như sau:

"Điều 8. Các trường hợp phải áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế
Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được thực hiện trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 1 nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định tại Điều 2 Nghị định này."

Như vậy, nếu người đó thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không tuân thủ yêu cầu cách ly y tế của người có thẩm quyền quyết định áp dụng biện pháp cách ly y tế thì họ sẽ bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế theo quy định nêu trên.

Cách ly

Thủ tục tiến hành cưỡng chế cách ly y tế được quy định ra sao?

Thủ tục tiến hành cưỡng chế cách ly y tế được pháp luật quy định như thế nào?

Tại Điều 10 Nghị định 101/2010/NĐ-CP, thủ tục tiến hành cưỡng chế cách ly y tế được quy định cụ thể như sau:

(1) Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế đang ở trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:

- Trưởng khoa, phòng nơi quản lý người bệnh thực hiện việc thông báo nội dung của quyết định cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly, thân nhân của họ và người trực tiếp chăm sóc cho người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế;

- Thủ trưởng cơ quan công an nơi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đặt trụ sở có trách nhiệm phân công cán bộ phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế và giám sát việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế trên cơ sở đề nghị của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

(2) Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế là đối tượng kiểm dịch y tế biên giới:

- Tổ chức kiểm dịch y tế biên giới thực hiện việc thông báo nội dung của quyết định cho:

+ Đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế và thân nhân của họ;

+ Thân nhân hoặc người chịu trách nhiệm vận chuyển đối với đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế là thi hài, hài cốt;

+ Chủ hàng hóa, phương tiện vận tải trong trường hợp đối tượng bị áp dụng biện pháp cách ly y tế là hàng hóa, phương tiện vận tải, mẫu vi sinh y học, sản phẩm sinh học, mô, bộ phận cơ thể người;

- Cơ quan phụ trách an ninh tại cửa khẩu có trách nhiệm phối hợp với tổ chức kiểm dịch y tế biên giới trong việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế và giám sát việc thực hiện cưỡng chế cách ly y tế theo đề nghị của Thủ trưởng tổ chức kiểm dịch y tế biên giới.

(3) Trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế đang lưu trú ở vùng có dịch, cơ quan công an cấp xã nơi đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly đang cư trú có trách nhiệm:

- Thông báo nội dung của quyết định cho đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly, thân nhân của họ và người được giao nhiệm vụ chăm sóc cho người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế;

- Thực hiện việc đưa người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế từ nơi lưu trú đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện việc cách ly y tế;

- Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc giám sát đối tượng bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế.

(4) Việc quản lý người bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế thực hiện theo quy định tại Điều 13 Nghị định 101/2010/NĐ-CP.

Như vậy, nếu người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng người đó không chấp hành thì thủ tục tiến hành cưỡng chế cách ly y tế được thực hiện theo thủ tục nêu trên.

Cách ly y tế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục áp dụng biện pháp cách ly Y tế tại nhà mới nhất năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người phải cách ly y tế tập trung phải tự chi trả những khoản nào trong chi phí cách ly y tế tập trung?
Pháp luật
Người bị áp dụng biện pháp cách ly y tế nhưng không chấp hành thì có bị cưỡng chế cách ly y tế không?
Pháp luật
Biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế áp dụng đối với các trường hợp nào và thời gian áp dụng là bao lâu?
Pháp luật
Thời điểm ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế được pháp luật quy định như thế nào?
Pháp luật
Quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở y tế gồm nội dung gì?
Pháp luật
Ban hành quyết định áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu tại thời điểm nào?
Pháp luật
Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cơ sở, địa điểm khác theo trình tự, thủ tục nào và áp dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Áp dụng biện pháp cách ly y tế tại cửa khẩu trong trường hợp nào và trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp cách ly y tế quy định như thế nào?
Pháp luật
Thời gian áp dụng biện pháp cưỡng chế cách ly y tế trong trường hợp đối tượng thuộc diện phải áp dụng biện pháp cách ly y tế tại các cơ sở, địa điểm khác là bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cách ly y tế
Đinh Thị Ngọc Huyền Lưu bài viết
1,635 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cách ly y tế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào