Người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên nhưng vẫn chưa ổn định thì được kê đơn, cấp thuốc thế nào?
- Người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên nhưng vẫn chưa ổn định thì được kê đơn, cấp thuốc thế nào?
- Người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
- Trường hợp đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám thì cơ sở điều trị có trách nhiệm gì?
Người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên nhưng vẫn chưa ổn định thì được kê đơn, cấp thuốc thế nào?
Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT như sau:
Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
...
2. Kê đơn và cấp thuốc kháng HIV
a) Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV dưới 12 tháng kê đơn và cấp thuốc với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng. Trường hợp người bệnh muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là trạm y tế xã) thì đánh giá tiêu chuẩn nhận thuốc tại trạm y tế xã, kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 2 Điều này. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này. Hẹn khám lại theo quy định tại Khoản 3 Điều này;
b) Trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên:
Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV chưa ổn định: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng.
Trường hợp điều trị thuốc kháng HIV ổn định và có nhu cầu tiếp tục nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 90 ngày sử dụng.
Trường hợp người bệnh điều trị thuốc kháng HIV ổn định và muốn nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Kê đơn, cấp thuốc và hướng dẫn người nhiễm HIV về nhận thuốc tại trạm y tế xã theo quy định tại điểm c, điểm d, Khoản 2 Điều này. Viết Giấy chuyển tuyến theo hướng dẫn tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên nhưng vẫn chưa ổn định thì được kê đơn, cấp thuốc kháng HIV với số lượng tối đa là 30 ngày sử dụng.
Người bệnh đã điều trị thuốc kháng HIV từ 12 tháng trở lên nhưng vẫn chưa ổn định thì được kê đơn, cấp thuốc thế nào? (Hình từ Internet)
Người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã cần đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã được quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT như sau:
Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
...
2. Kê đơn và cấp thuốc kháng HIV
...
c) Tiêu chuẩn người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng HIV từ đủ 06 tháng trở lên, đáp ứng tốt về lâm sàng, miễn dịch, tuân thủ điều trị tốt, không có tác dụng phụ của thuốc cần phải theo dõi thường xuyên, không có bệnh kèm theo và muốn được nhận thuốc tại trạm y tế xã;
d) Kê đơn và cấp thuốc đối với người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: cơ sở điều trị kê đơn thuốc kháng HIV vào bệnh án ngoại trú và Sổ khám bệnh của người bệnh với số lượng không quá 90 ngày sử dụng. Số thuốc kê trong đơn được cấp tối đa thành 3 đợt. Số lượng thuốc mỗi đợt cấp tối đa là 30 ngày sử dụng. Đợt 1 người bệnh nhận thuốc tại cơ sở điều trị. Các đợt tiếp theo người bệnh nhận thuốc tại trạm y tế xã. Khi hết số thuốc được cấp tại trạm y tế xã hoặc theo lịch hẹn khám lại người bệnh khám lại tại cơ sở điều trị để được khám và kê đơn tiếp theo.
3. Hẹn khám lại:
a) Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại cơ sở điều trị: Hẹn khám lại khi hết số thuốc được cấp hoặc khi có dấu hiệu bất thường, ghi lịch hẹn khám lại vào sổ khám bệnh của người bệnh;
b) Trường hợp người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã: Định kỳ 03 tháng khám lại tại cơ sở điều trị hoặc khi có dấu hiệu bất thường; ghi lịch hẹn khám lại vào Sổ khám bệnh của người bệnh.
...
Như vậy, theo quy định, người bệnh nhận thuốc kháng HIV tại trạm y tế xã cần đáp ứng các tiêu chuẩn sau đây:
- Người nhiễm HIV điều trị thuốc kháng HIV từ đủ 06 tháng trở lên;
- Đáp ứng tốt về lâm sàng, miễn dịch;
- Tuân thủ điều trị tốt;
- Không có tác dụng phụ của thuốc cần phải theo dõi thường xuyên;
- Không có bệnh kèm theo và muốn được nhận thuốc tại trạm y tế xã.
Trường hợp đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám thì cơ sở điều trị có trách nhiệm gì?
Trách nhiệm của cơ sở điều trị trong trường hợp người bệnh không đến khám lại được quy định tại khoản 5 Điều 6 Thông tư 28/2018/TT-BYT như sau:
Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lại
...
4. Trường hợp người bệnh đến khám và lĩnh thuốc sớm hơn thời gian hẹn thì người bệnh vẫn được khám bệnh, cấp thuốc; số thuốc cấp trong đợt điều trị này được lũy kế với số thuốc người bệnh chưa sử dụng cho đến ngày khám lần này và đủ dùng cho đến lần hẹn khám lại tiếp theo.
5. Đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám: Cơ sở điều trị liên hệ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh để nhắc người bệnh đến tái khám và lĩnh thuốc theo lịch hẹn.
6. Trường hợp người bệnh đã bỏ điều trị quay lại điều trị: Căn cứ tình trạng bệnh của người nhiễm HIV, cơ sở điều trị khám, chữa bệnh cho người nhiễm HIV theo quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Thông tư này.
Như vậy, trường hợp đến thời gian hẹn khám lại mà người bệnh không đến khám thì cơ sở điều trị có trách nhiệm liên hệ với người bệnh hoặc người nhà người bệnh để nhắc người bệnh đến tái khám và lĩnh thuốc theo lịch hẹn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?