Người bảo lãnh cho chủ tàu biển không thực hiện nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh thì phải giải quyết như thế nào?
- Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh thì giải quyết như thế nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển?
- Gửi đơn yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như thế nào?
- Nhận và xem xét đơn yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh thì giải quyết như thế nào?
Theo Điều 26 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
- Tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải đã được thả hoặc đã có biện pháp bảo đảm thay thế được thực hiện đối với khiếu nại hàng hải thì không thể bị bắt giữ lại trên cơ sở cùng một khiếu nại hàng hải đó, trừ các trường hợp sau đây:
+ Tổng giá trị bảo đảm thay thế đã nộp vẫn chưa đủ để thực hiện nghĩa vụ về tài sản nếu tổng giá trị bảo đảm đó nhỏ hơn giá trị của tàu biển được thả;
+ Người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu không thực hiện hoặc không thể thực hiện được một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh;
+ Việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm thay thế đã được thực hiện theo yêu cầu của người yêu cầu bắt giữ tàu biển trên cơ sở những lý do chính đáng;
+ Người yêu cầu bắt giữ tàu biển không thể ngăn cản được việc thả tàu hoặc việc hủy biện pháp bảo đảm đó mặt dù đã áp dụng những biện pháp cần thiết.
- Không coi là tàu biển được thả nếu việc thả tàu biển không có quyết định thả tàu biển của Tòa án có thẩm quyền hoặc tàu biển trốn thoát khỏi nơi bắt giữ, trừ trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều 22 của Pháp lệnh này.
Theo đó, người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh thì sẽ bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.
Quyết định bắt giữ tàu biển
Ai có thẩm quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển?
Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Tòa án nhân dân cấp tỉnh) nơi có cảng biển, cảng thủy nội địa (sau đây gọi là cảng) mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, thi hành án dân sự, thực hiện ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài.
Trường hợp cảng có nhiều bến cảng thuộc địa phận các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nhau thì Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có bến cảng mà tàu biển bị yêu cầu bắt giữ đang hoạt động hàng hải có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển đó.
Gửi đơn yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như thế nào?
Điều 16 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 và khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định người yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải phải gửi đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này.
Nhận và xem xét đơn yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
Căn cứ Điều 17 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 và khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định việc nhận đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau:
Ngay sau khi nhận được đơn yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án có thẩm quyền quyết định bắt giữ tàu biển quy định tại khoản 1 Điều 3 của Pháp lệnh này phải ghi vào sổ nhận đơn. Chánh án Tòa án phân công ngay một Thẩm phán giải quyết đơn.
Điều 18 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 và khoản 3 Điều 26 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định xem xét đơn yêu cầu bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải như sau
- Trong thời hạn bốn mươi tám giờ kể từ thời điểm nhận được đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển và các tài liệu, chứng cứ kèm theo, Thẩm phán phải xem xét đơn và ra một trong các quyết định sau đây:
+ Thụ lý đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nếu xét thấy có đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển, yêu cầu người nộp đơn thực hiện biện pháp bảo đảm tài chính cho yêu cầu bắt giữ tàu biển và lệ phí bắt giữ tàu biển;
+ Trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải nếu xét thấy không đủ điều kiện để ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc việc giải quyết đơn không thuộc thẩm quyền của Tòa án đó.
- Trường hợp quyết định trả lại đơn yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, Tòa án phải cấp hoặc gửi ngay quyết định đó cùng đơn và các tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu.
Như vậy, người bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ tài sản thay cho chủ tàu không thực hiện nghĩa vụ tài sản đã bảo lãnh thì sẽ bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải. Thủ tục bắt giữ lại tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được thực hiện theo thủ tục bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?