Người bán và người mua thuốc gây mê trên các nền tảng mạng xã hội có vi phạm quy định pháp luật hay không?
Bán thuốc gây mê trên mạng xã hội thì có vi phạm quy định pháp luật hay không?
Theo pháp luật hiện nay thì chưa có quy định cụ thể nào về việc bán thuốc gây mê hay việc xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm trong quá trình bán thốc mê mà mới chỉ quy định về trách nhiệm của người bán thuốc, dược liệu.
Cụ thể, tại khoản 5 Điều 59 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi mua bán thuốc như sau:
Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu
...
5. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi mua, bán thuốc, dược liệu sau đây:
a) Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
b) Không đúng với địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp;
c) Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
....
Theo quy định trên thì cá nhân khi bán thuốc, dược liệu sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 nếu:
- Không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược;
- Không đúng với địa điểm ghi trên giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã được cấp;
- Trong thời gian bị đình chỉ hoạt động hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược.
Bên cạnh đó cũng cần phải lưu ý nếu người bán thuốc bán thuốc gây mê cho người khác mà dẫn để trường hợp tử vong sau khi sử dụng thì có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội vô ý làm chết người quy định tại Điều 128 Bộ luật Hình sự 2015.
Người bán và người mua thuốc gây mê trên các nền tảng mạng xã hội có vi phạm quy định pháp luật hay không? (Hình từ Intenret)
Người bán thuốc gây mê trên mạng xã hội là dược sĩ thì có bị thu hồi chứng chỉ hành nghề hay không?
Như đã nói thì chưa có quy định cụ thể đối với việc bán thuốc gây mê tại các cửa hàng thuốc hay việc bán thuốc gây mê trên mạng xã hội.
Tuy nhiên nếu người bán thuốc vi phạm một trong các quy định về việc bán thuốc thì có thể bị thu hồi chứng chỉ hành nghề.
Cụ thể tại khoản 8 Điều 59 Nghị định 117/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về bán lẻ thuốc, dược liệu
...
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, đ, e và g khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g và i khoản 3 Điều này;
c) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
...
Theo quy định trên thì người bán thuốc nếu vi phạm quy định về việc mua bán thuốc thì có thể bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề dược của người chịu trách nhiệm chuyên môn trong thời hạn từ 06 tháng đến 09 tháng.
Người mua thuốc gây mê trên mạng xã hội có vi phạm quy định pháp luật hay không?
Không có quy định nào nghiêm cấm cá nhân mua thuốc trên mạng xã hội. Tuy nhiên nếu người mua thuốc gây mê sử dụng thuộc cho các mục đích xấu như trộm cướp, hiếp dâm,...thì người mua có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Lấy ví dụ đối với hành vi cướp tài sản quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 quy định như sau:
Tội cướp tài sản
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
d) Sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
đ) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
e) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;
g) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
h) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 18 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 31% trở lên;
c) Làm chết người;
d) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Trường hợp sử dụng thuốc gây mê để cướp tài sản được xem là hành vi làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự.
Với tội danh này, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 03 năm đến 10 năm tù. Trường hợp nặng nhất có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
- Ngân hàng là gì? Ngân hàng có những loại hình nào? Hình thức pháp lý của ngân hàng là gì theo quy định?
- Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trên môi trường điện tử của cơ quan nhà nước được xây dựng bao nhiêu năm?
- Phân loại hàng hóa trong hải quan được giải thích thế nào? Quy định về việc phân loại hàng hóa?
- Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp nào? Từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong Hiệp định CPTPP ra sao?