Người bán ma túy kẹo cho trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào theo quy định hiện nay?
Ma túy kẹo có phải một dạng thuốc lắc hay không?
Ma túy kẹo có thành phần tên khoa học là dimethyl (methylenedioxy), phenethylamine, còn gọi ecstasy - loại ma túy tổng hợp gây ảo giác.
Chất phenethylamine được quy định tại STT 11 Mục IB Danh mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 57/2022/NĐ-CP.
Ma túy kẹo sẽ làm kích thích hoạt động của não bộ và hệ thần kinh trung ương của người dùng, có thể làm cho người sử dụng nhìn thấy, nghe thấy, cảm thấy, hoặc ngửi thấy những gì không tồn tại trên thực tế.
Đây là một dạng của thuốc lắc được ngụy trang thành những viên kẹo, được đóng gói bán trên thị trường với dạng viên màu trắng, đỏ, xanh.
Người bán ma túy kẹo cho trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội mua bán trái phép chất ma túy cho người dưới 16 tuổi như sau:
Tội mua bán trái phép chất ma túy
1. Người nào mua bán trái phép chất ma túy, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Sử dụng người dưới 16 tuổi vào việc phạm tội hoặc bán ma túy cho người dưới 16 tuổi;
g) Qua biên giới;
h) Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng từ 500 gam đến dưới 01 kilôgam;
i) Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng từ 05 gam đến dưới 30 gam;
k) Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 25 kilôgam;
l) Quả thuốc phiện khô có khối lượng từ 50 kilôgam đến dưới 200 kilôgam;
m) Quả thuốc phiện tươi có khối lượng từ 10 kilôgam đến dưới 50 kilôgam;
n) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 20 gam đến dưới 100 gam;
o) Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích từ 100 mililít đến dưới 250 mililít;
p) Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm h đến điểm o khoản này;
q) Tái phạm nguy hiểm.
...
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Theo quy định trên thì hành vi bán ma túy kẹo cho trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự từ 07 đến 15 năm tù.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Người bán ma túy kẹo cho trẻ em sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Người bán kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm thì có thể bị xử phạt ra sao?
Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 98/2020/NĐ-CP thì trường hợp nhập kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ về bán thì người bán có thể bị phạt cảnh cáo hoặc bị phạt vi phạm hành chính từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng nếu hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng.
Trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc có giá trị cao hơn 1.000.000 đồng thì mức xử phạt vi phạm hành chính sẽ được áp dụng như sau:
(1) Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 1.000.000 đến dưới 3.000.000 đồng.
(2) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
(3) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
(4) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng.
(5) Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng.
(6) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 40.000.000 đồng.
(7) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 40.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng.
(8) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng.
(9) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
(10) Phạt tiền từ 40.000 000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với trường hợp lô kẹo không rõ nguồn gốc xuất xứ có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.
Ngoài ra, người vi phạm còn bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm và phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dấu hợp quy được sử dụng như thế nào? Tổ chức công bố hợp quy sử dụng dấu hợp quy đối với sản phẩm hàng hóa khi nào?
- 09 Trường hợp miễn nhiệm thành viên Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập theo Thông tư 53?
- Đánh giá độ không chắc chắn kết quả kiểm kê khí nhà kính cấp lĩnh vực thực hiện với nguồn phát thải khí nhà kính nào?
- Chi phí bán hàng là gì? Cách hạch toán chi phí bán hàng theo Thông tư 200? Tài khoản chi phí bán hàng?
- Quy định 22 về đình chỉ sinh hoạt đảng? Đảng viên bị khởi tố có bị đình chỉ sinh hoạt đảng không?