Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng được ghi bằng tiếng nước ngoài có đúng quy định pháp luật hay không?
Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng ghi bằng tiếng nước ngoài có được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Ngôn ngữ trên công cụ chuyển nhượng
Công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.
Theo đó, công cụ chuyển nhượng phải được lập bằng tiếng Việt, trừ trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.
Như vậy, có thể thấy rằng trong trường hợp quan hệ công cụ chuyển nhượng có yếu tố nước ngoài thì công cụ chuyển nhượng có thể được lập bằng tiếng nước ngoài theo thoả thuận của các bên.
Công cụ chuyển nhượng
Công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát nhận được thông báo thì giải quyết ra sao?
Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 13 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Mất công cụ chuyển nhượng
1. Khi công cụ chuyển nhượng bị mất, người thụ hưởng phải thông báo ngay bằng văn bản cho người bị ký phát, người ký phát hoặc người phát hành. Người thụ hưởng phải thông báo rõ trường hợp bị mất công cụ chuyển nhượng và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của việc thông báo. Người thụ hưởng có thể thông báo về việc mất công cụ chuyển nhượng bằng điện thoại và các hình thức trực tiếp khác nếu các bên có thoả thuận.
Trường hợp người bị mất công cụ chuyển nhượng không phải là người thụ hưởng thì phải thông báo ngay cho người thụ hưởng.
2. Trường hợp công cụ chuyển nhượng bị mất chưa đến hạn thanh toán, người thụ hưởng có quyền yêu cầu người phát hành, người ký phát phát hành lại công cụ chuyển nhượng có cùng nội dung với công cụ chuyển nhượng bị mất để thay thế sau khi người thụ hưởng đã thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất và có văn bản cam kết sẽ trả thay cho người bị ký phát hoặc người phát hành nếu công cụ chuyển nhượng đã được thông báo bị mất lại được người thụ hưởng hợp pháp xuất trình để yêu cầu thanh toán.
3. Khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người phát hành và người bị ký phát không được thanh toán công cụ chuyển nhượng đó. Việc kiểm tra, kiểm soát công cụ chuyển nhượng được thông báo bị mất thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
4. Trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người bị ký phát, người phát hành được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo các quy định của Luật này.
5. Người bị ký phát, người phát hành có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người thụ hưởng nếu thanh toán công cụ chuyển nhượng sau khi đã nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất.
Theo đó, trường hợp công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát, người phát hành nhận được thông báo về việc công cụ chuyển nhượng bị mất thì người bị ký phát, người phát hành được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo các quy định của Luật này.
Như vậy, công cụ chuyển nhượng mất đã bị lợi dụng thanh toán trước khi người bị ký phát nhận được thông báo thì người bị ký phát, người phát hành được miễn trách nhiệm nếu đã thực hiện đúng việc kiểm tra, kiểm soát của mình và thanh toán công cụ chuyển nhượng theo các quy định của Luật này.
Giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng có thuộc trường hợp bị cấm không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Luật Các công cụ chuyển nhượng 2005 như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Làm giả công cụ chuyển nhượng, sửa chữa hoặc tẩy xóa các yếu tố trên công cụ chuyển nhượng.
2. Cố ý chuyển nhượng hoặc nhận chuyển nhượng hoặc xuất trình để thanh toán công cụ chuyển nhượng bị làm giả, bị sửa chữa, bị tẩy xóa.
3. Ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.
4. Chuyển nhượng công cụ chuyển nhượng khi đã biết công cụ chuyển nhượng này quá hạn thanh toán hoặc đã bị từ chối chấp nhận, bị từ chối thanh toán hoặc đã được thông báo bị mất.
5. Cố ý phát hành công cụ chuyển nhượng khi không đủ khả năng thanh toán.
6. Cố ý phát hành séc sau khi bị đình chỉ quyền phát hành séc.
Theo quy định trên thì trong các hành vi bị cấm có việc ký công cụ chuyển nhượng không đúng thẩm quyền hoặc giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng.
Như vậy, giả mạo chữ ký trên công cụ chuyển nhượng là một trong những trường hợp bị cấm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quan trắc trong quá trình xây dựng không?
- Nhà nước quản lý ngoại thương thế nào? Bộ Công Thương có trách nhiệm gì trong quản lý nhà nước về ngoại thương?
- Ai quyết định biện pháp cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu theo quy định của pháp luật về ngoại thương?
- Mẫu phiếu xin ý kiến chi ủy nơi cư trú dành cho đảng viên? Nhiệm vụ của đảng viên đang công tác ở nơi cư trú?
- Ngày 27 tháng 11 là ngày gì? Ngày 27 tháng 11 dương là ngày bao nhiêu âm 2024? Ngày 27 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?