Ngôn ngữ sử dụng khi giao kết hợp đồng xây dựng và khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án được quy định như thế nào?
Ngôn ngữ trong hợp đồng xây dựng được quy định như thế nào?
Liên quan đến hợp đồng xây dựng, tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi điểm c khoản 1 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 và khoản 20 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 quy định như sau:
“10. Công trình xây dựng là sản phẩm được xây dựng theo thiết kế, tạo thành bởi sức lao động của con người, vật liệu xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình, được liên kết định vị với đất, có thể bao gồm phần dưới mặt đất, phần trên mặt đất, phần dưới mặt nước và phần trên mặt nước.”
[...] 20. Hoạt động đầu tư xây dựng là quá trình tiến hành các hoạt động xây dựng gồm xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng."
Và căn cứ theo khoản 1, khoản 4 Điều 138 Luật Đất đai 2013 quy định chung về hợp đồng xây dựng như sau:
"1. Hợp đồng xây dựng là hợp đồng dân sự được thỏa thuận bằng văn bản giữa bên giao thầu và bên nhận thầu để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc trong hoạt động đầu tư xây dựng.
[...] 4. Ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng xây dựng là tiếng Việt. Trường hợp hợp đồng xây dựng có sự tham gia của bên nước ngoài thì ngôn ngữ sử dụng là tiếng Việt và ngôn ngữ khác do các bên hợp đồng thỏa thuận."
Căn cứ theo các định nghĩa trên, có thể hiểu rằng hợp đồng xây dựng là thỏa thuận giữa các bên để thực hiện hoạt động liên quan đến xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo công trình xây dựng.
Lúc này, hoạt động thi công nội thất được xem là hoạt động đầu tư xây dựng và hợp đồng mà hai bên giao kết được gọi là hợp đồng xây dựng.
Theo đó, khi giao kết hợp đồng xây dựng, ngôn ngữ yêu cầu sẽ là tiếng Việt, trường hợp đối tác của là bên nước ngoài thì có thể là song ngữ nhưng giá trị cũng là như nhau.
Như vậy trong hợp đồng xây dựng thì dù bạn để ưu tiên ngôn ngữ nào thì giá trị pháp lý vẫn là như nhau.
Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng (Hình từ Internet)
Ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng được quy định như thế nào?
Bên cạnh quy định riêng nêu trên, theo Điều 20 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự như sau:
"Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại."
Căn cứ quy định trên thì có thể thấy trong trường hợp của thỏa thuận trong hợp đồng là song ngữ thì việc thỏa thuận là quyền của hai bên nhưng nếu xảy ra tranh chấp tại Tòa án thì hợp đồng tiếng Việt vẫn có giá trị hơn, tức là Tòa án vẫn sẽ sử dụng bản tiếng Việt để giải quyết tranh chấp.
Ngôn ngữ trong trọng tài thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về ngôn ngữ như sau:
"1. Đối với tranh chấp không có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài là tiếng Việt, trừ trường hợp tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trường hợp bên tranh chấp không sử dụng được tiếng Việt thì được chọn người phiên dịch ra tiếng Việt.
2. Đối với tranh chấp có yếu tố nước ngoài, tranh chấp mà ít nhất một bên là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do các bên thỏa thuận. Trường hợp các bên không có thỏa thuận thì ngôn ngữ sử dụng trong tố tụng trọng tài do Hội đồng trọng tài quyết định."
Ngôn ngữ trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế Việt Nam được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 85 Thông tư 80/2021/TT-BTC quy định về ngôn ngữ sử dụng trong văn bản giao dịch với cơ quan thuế như sau:
"Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
Đối với hồ sơ đề nghị miễn thuế, giảm thuế theo Hiệp định thuế thì tuỳ vào tính chất của từng loại hợp đồng và yêu cầu của cơ quan thuế (nếu có), người nộp thuế cần dịch những nội dung trong hợp đồng như: tên hợp đồng, tên các điều khoản trong hợp đồng, thời gian thực hiện hợp đồng hoặc thời gian thực tế chuyên gia của nhà thầu nước ngoài hiện diện tại Việt Nam (nếu có), trách nhiệm, cam kết của mỗi bên; các quy định về bảo mật và quyền sở hữu sản phẩm (nếu có), đối tượng có thẩm quyền ký kết hợp đồng, các nội dung có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế và các nội dung tương tự (nếu có); đồng thời gửi kèm theo bản sao hợp đồng có xác nhận của người nộp thuế.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự đối với các giấy tờ, tài liệu do cơ quan có thẩm quyền nước ngoài cấp chỉ bắt buộc trong trường hợp cụ thể hướng dẫn tại Điều 30, Điều 62 và Điều 70 Thông tư này."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?