Ngoài Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương còn có những người nào?
Ngoài Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương còn có những người nào?
Lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương được quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 152-QĐ/TW năm 2018 như sau:
Tổ chức bộ máy
1- Lãnh đạo Ban
Ban Tổ chức Trung ương có Trưởng Ban và các Phó Trưởng Ban, trong đó có 2 Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm là: Bí thư Ban cán sự đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội, Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội.
2- Cơ cấu tổ chức
Ban Tổ chức Trung ương có các đơn vị trực thuộc, gồm:
- Vụ Tổ chức - Điều lệ
- Vụ Cơ sở đảng, đảng viên
- Vụ Tổng hợp cán bộ
- Vụ Chính sách cán bộ
- Vụ Địa phương I (tại Hà Nội, gọi tắt là Vụ I)
- Vụ Địa phương II (tại Đà Nẵng, gọi tắt là Vụ II)
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là Vụ III)
- Vụ Các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương (gọi tắt là Vụ V)
...
Ban Tổ chức Trung ương là cơ quan tham mưu, giúp việc của Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác tổ chức xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị.
Đồng thời, là cơ quan chuyên môn – nghiệp vụ về công tác tổ chức, cán bộ, đảng viên, bảo vệ chính trị nội bộ của Trung ương.
Theo quy định, ngoài Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương còn có các Phó Trưởng Ban.
Trong đó có 2 Phó Trưởng Ban kiêm nhiệm là:
- Bí thư Ban cán sự đảng,
- Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Ủy viên Đảng đoàn Quốc hội,
- Ủy viên Ban Thường vụ Quốc hội,
- Trưởng Ban Công tác đại biểu Quốc hội.
Ngoài Trưởng Ban Tổ chức Trung ương thì lãnh đạo Ban Tổ chức Trung ương còn có những người nào? (Hình từ Internet)
Biên chế của Ban Tổ chức Trung ương được xác định dựa trên cơ sở nào?
Biên chế của Ban Tổ chức Trung ương được quy định tại khoản 3 Điều 3 Quyết định 152-QĐ/TW năm 2018 như sau:
Tổ chức bộ máy
...
- Vụ Địa phương III (tại Thành phố Hồ Chí Minh, gọi tắt là Vụ III)
- Vụ Các ban, bộ, ngành, đoàn thể ở Trung ương (gọi tắt là Vụ V)
- Vụ Tổ chức - Cán bộ cơ quan
- Cục Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Cục Bảo vệ chính trị nội bộ
- Văn phòng Ban
- Viện Khoa học tổ chức, cán bộ
- Tạp chí Xây dựng Đảng
3. Về biên chế
Biên chế của Ban Tổ chức Trung ương được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm; đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Ngoài số biên chế theo quy định, Ban Tổ chức Trung ương được sử dụng chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, chế độ cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.
Như vậy, theo quy định, biên chế của Ban Tổ chức Trung ương được xác định trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và đề án vị trí việc làm.
Đồng thời thực hiện nghiêm nghị quyết, kết luận của Trung ương, Bộ Chính trị về tinh giản biên chế, cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.
Ngoài số biên chế theo quy định thì Ban Tổ chức Trung ương còn được sử dụng chế độ chuyên gia, cán bộ biệt phái, chế độ cộng tác viên phục vụ cho công tác của Ban.
Ban Tổ chức Trung ương thực hiện những nhiệm vụ gì do Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quyết định 152-QĐ/TW năm 2018 thì Ban Tổ chức Trung ương có trách nhiệm thực hiện một số nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư uỷ quyền, cụ thể như sau:
(1) Quản lý tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ở Trung ương và chỉ đạo việc thực hiện của các tỉnh uỷ, thành uỷ;
Đồng thời, phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu cho Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và chính sách cán bộ các cơ quan nhà nước.
(2) Xác nhận quy hoạch các chức danh cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
(3) Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, cán bộ cao cấp, lão thành cách mạng; chính sách tiền lương, khen thưởng huân chương bậc cao; chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cán bộ, công chức diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
(4) Quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, đảng viên theo phân cấp quản lý của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và cán bộ, công chức, đảng viên có vấn đề về chính trị theo quy định của Bộ Chính trị.
(5) Giải quyết các vấn đề về đảng tịch; quản lý cấp phát thẻ đảng viên, giải quyết hoặc phối hợp giải quyết khiếu nại, tố cáo các vấn đề về chính trị của cán bộ, công chức, đảng viên thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?