Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quy chế Điều tra ngộ độc thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định 39 /2006/QĐ-BYT như sau:
“ Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tuỳ theo tác nhân gây ngộ độc.
Theo đó, Ngộ độc thực phẩm” là hội chứng cấp tính xảy ra do ăn, uống phải thức ăn có chất độc, biểu hiện bằng những triệu chứng dạ dày - ruột, thần kinh hoặc những triệu chứng khác tùy theo tác nhân gây ngộ độc.
Vì vậy, ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì có thể là trong quá trình chế biến hoặc bảo quản bánh mì trong thời tiết môi trường không đảm bảo, rất dễ sinh ra vi khuẩn và gây ra ngộ độc thực phẩm cho người sử dụng.
Ngộ độc thực phẩm do ăn bánh mì là gì? Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?(Hình từ Internet)
Bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm thì bị phạt bao nhiêu tiền?
* Về mặt vi phạm hành chính sẽ như sau:
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 6, điểm a khoản 8 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm đ và điểm e khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP quy định mức phạt hành chính về hành vi bán đồ ăn gây ngộ độc thực phẩm cho người khác như sau:
(1) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
(2) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi nhập khẩu, sản xuất, chế biến, cung cấp, bán thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Như vậy, bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 01 người đến 04 người thì bị phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Nếu, bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm ảnh hưởng đến sức khỏe của từ 05 người trở lên mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
* Lưu ý: Mức phạt tiền trên áp dụng với cá nhân vi phạm, nếu tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì phạt gấp đôi (Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi tại Nghị định 124/2021/NĐ-CP)).
Bên cạnh đó người bán bánh mì trên vỉa hè gây ngộ độc thực phẩm mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự còn phải chịu một số hình thức xử phạt bổ sung cũng như khắc phục hậu quả tại (điểm b khoản 10 và khoản 11 Điều 22 Nghị định 115/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi điểm i và điểm h khoản 12 Điều 1 Nghị định 124/2021/NĐ-CP, như sau:
- Hình thức xử phạt bổ sung:
+ Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 20 tháng đến 24 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm và đình chỉ một phần hoặc toàn bộ hoạt động sản xuất, chế biến, kinh doanh, cung cấp thực phẩm từ 03 tháng đến 05 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại (2) mục này.
+ Tước quyền sử dụng Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm từ 12 tháng đến 16 tháng đối với sản phẩm thuộc diện đăng ký bản công bố sản phẩm vi phạm quy định tại (1) mục này.
- Biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm quy định tại (1) và (2) mục này:
+ Buộc thu hồi thực phẩm vi phạm.
+ Buộc tiêu hủy thực phẩm vi phạm.
+ Buộc chịu mọi chi phí cho việc xử lý ngộ độc thực phẩm, khám, điều trị người bị ngộ độc thực phẩm.
+ Buộc thu hồi bản tự công bố sản phẩm đối với sản phẩm thuộc diện tự công bố sản phẩm.
Bán bánh mì trên vỉa hè có cần xin Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP về các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm như sau:
1. Các cơ sở sau đây không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm:
a) Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ;
b) Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định;
c) Sơ chế nhỏ lẻ;
d) Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ;
đ) Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn;
e) Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm;
g) Nhà hàng trong khách sạn;
h) Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm;
i) Kinh doanh thức ăn đường phố;
k) Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.
2. Các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Như vậy, bán bánh mì trên vỉa hè thuộc diện buôn bán rong, buôn bán dạo và không có địa điểm cố định vì thế sẽ không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
*Lưu ý: Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP có quy định các cơ sở quy định tại khoản 1 Điều 12 Nghị định 15/2018/NĐ-CP (hay các cơ sở không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm) phải tuân thủ các yêu cầu về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?