Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa nào? Trường hợp nào không được coi là tự doanh chứng khoán?
Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa nào?
Căn cứ Điều 4 Luật Chứng khoán 2019 giải thích về thuật ngữ tự doanh chứng khoán như sau:
Giải thích từ ngữ
...
28. Kinh doanh chứng khoán là việc thực hiện nghiệp vụ môi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư chứng khoán, quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán và cung cấp dịch vụ về chứng khoán theo quy định tại Điều 86 của Luật này.
29. Môi giới chứng khoán là việc làm trung gian thực hiện mua, bán chứng khoán cho khách hàng.
30. Tự doanh chứng khoán là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.
...
Theo đó, tự doanh chứng khoán được hiểu là việc công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán cho chính mình.
Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán được quy định tại Điều 22 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
1. Công ty chứng khoán phải đảm bảo có đủ tiền và chứng khoán để thanh toán các lệnh giao dịch cho tài khoản của chính mình.
2. Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
...
Như vậy, theo quy định, nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa chính mình, không được mượn danh nghĩa của người khác hoặc thực hiện với danh nghĩa cá nhân hoặc cho người khác sử dụng tài khoản tự doanh.
Nghiệp vụ tự doanh của công ty chứng khoán phải được thực hiện với danh nghĩa nào? (Hình từ Internet)
Trường hợp nào không được coi là tự doanh chứng khoán?
Các trường hợp không được coi là tự doanh chứng khoán được quy định tại khoản 3 Điều 22 Thông tư 121/2020/TT-BTC như sau:
Nghiệp vụ tự doanh chứng khoán
...
3. Các trường hợp sau không được coi là tự doanh chứng khoán:
a) Mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;
b) Mua, bán cổ phiếu của chính mình.
4. Công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
5. Công ty chứng khoán phải công bố cho khách hàng biết khi mình là đối tác trong giao dịch thỏa thuận với khách hàng.
6. Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
7. Khi khách hàng đặt lệnh giới hạn, công ty chứng khoán không được mua hoặc bán cùng chiều cùng loại chứng khoán đó cho mình ở mức giá bằng hoặc tốt hơn mức giá của khách hàng trước khi lệnh của khách hàng được thực hiện.
Theo đó, những trường hợp không được coi là tự doanh chứng khoán bao gồm:
- Công ty chứng khoán mua, bán chứng khoán do sửa lỗi sau giao dịch;
- Công ty chứng khoán mua, bán cổ phiếu của chính mình.
Lưu ý: Khi thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán, công ty chứng khoán phải ưu tiên thực hiện lệnh của khách hàng trước khi thực hiện lệnh của chính mình.
Trong trường hợp lệnh mua, bán chứng khoán của khách hàng có thể ảnh hưởng lớn tới giá của loại chứng khoán đó, công ty chứng khoán không được mua, bán trước cùng loại chứng khoán đó cho chính mình hoặc tiết lộ thông tin cho bên thứ ba mua, bán chứng khoán đó.
Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán thì được thực hiện những giao dịch nào?
Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được quy định tại Điều 86 Luật Chứng khoán 2019 như sau:
Hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và chi nhánh, văn phòng đại diện công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam
...
2. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.
3. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán được cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ chào bán chứng khoán, thực hiện các thủ tục trước khi chào bán chứng khoán; đại lý lưu ký, thanh toán, chuyển nhượng chứng khoán; tư vấn tái cơ cấu, hợp nhất, sáp nhập, tổ chức lại, mua bán doanh nghiệp; tư vấn quản trị, tư vấn chiến lược doanh nghiệp; tư vấn chào bán, niêm yết, đăng ký giao dịch chứng khoán; tư vấn cổ phần hóa doanh nghiệp.
4. Công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tư vấn đầu tư chứng khoán được ký hợp đồng cung cấp dịch vụ cho khách hàng theo quy định tại khoản 32 Điều 4 của Luật này.
...
Theo quy định này thì công ty chứng khoán được cấp phép thực hiện nghiệp vụ tự doanh chứng khoán được giao dịch chứng khoán trên tài khoản tự doanh chứng khoán và được đầu tư, góp vốn, phát hành, chào bán các sản phẩm tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?