Nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào? Học ngành này sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc gì?
Nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp là ngành nghề như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục 1 Mục B Phần 6 Quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học phải đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng cho các ngành, nghề thuộc lĩnh vực du lịch, khách sạn, thể thao và dịch vụ cá nhân (sau đây gọi tắt là Quy định) ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH, được đính chính bởi khoản 2 Điều 1 Quyết định 600/QĐ-LĐTBXH năm 2020 như sau:
Giới thiệu chung về ngành, nghề
Nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp là ngành, nghề trực tiếp tham gia phục vụ, kiểm soát và quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú trong doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Các công việc của ngành, nghề chủ yếu thực hiện tại các bộ phận như: phục vụ buồng khách, vệ sinh khu vực công cộng, giặt là, cắm hoa, cung cấp hoa quả.
Để thực hiện các công việc này đòi hỏi điều kiện môi trường làm việc rất đa dạng, yêu cầu về an toàn - vệ sinh và sức khỏe. Cường độ làm việc khá cao và chịu áp lực lớn về thời gian phục vụ, yêu cầu đảm bảo sự hài lòng đa dạng của khách du lịch. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ, cần phải đảm bảo các điều kiện làm việc thiết yếu như: cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn hợp lý, các loại thiết bị, dụng cụ phù hợp với tiêu chuẩn của từng công việc; các phần mềm quản trị; thông tin liên lạc và có các quy định đồng bộ và chuẩn cung cấp dịch vụ, quản lý.
Để hành nghề, người lao động phải có sức khỏe tốt, có ngoại hình phù hợp, đạo đức nghề nghiệp tốt, có đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề đáp ứng với vị trí công việc. Ngoài ra, cần phải thường xuyên học tập để nâng cao khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ, ứng xử tốt trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, mở rộng kiến thức xã hội; rèn luyện tính cẩn thận, thật thà, chi tiết, rõ ràng; xây dựng ý thức nghề, tính chuyên nghiệp và sự say mê nghề.
Khối lượng kiến thức tối thiểu: 1400 giờ (tương đương 50 tín chỉ)
Theo đó, nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp là ngành, nghề trực tiếp tham gia phục vụ, kiểm soát và quản lý chất lượng dịch vụ lưu trú trong doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu bậc 4 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam.
Nghiệp vụ lưu trú (Hình từ Internet)
Học nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc nào?
Căn cứ theo tiểu mục 5 Mục B Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Vị trí việc làm sau khi tốt nghiệp
Sau khi tốt nghiệp người học có năng lực đáp ứng các yêu cầu tại các vị trí việc làm của ngành, nghề bao gồm:
- Phục vụ buồng khách;
- Vệ sinh khu vực công cộng;
- Giặt là;
- Cắm hoa;
- Cung cấp hoa quả.
Như vậy, học nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp có thể làm những công việc như sau:
- Phục vụ buồng khách;
- Vệ sinh khu vực công cộng;
- Giặt là;
- Cắm hoa;
- Cung cấp hoa quả.
Người học nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng nào?
Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục B Phần 6 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 55/2018/TT-BLĐTBXH như sau:
Kỹ năng
- Vận dụng kiến thức về văn hóa, đặc điểm và tâm lý khách du lịch để xây dựng quy trình phục vụ và tiêu chuẩn bài trí trong buồng khách, tại các khu vực công cộng của cơ sở lưu trú;
- Vận dụng kiến thức về quản trị kinh doanh lưu trú và các quy định về an ninh - an toàn trong quá trình phục vụ khách tại cơ sở lưu trú;
- Phục vụ khách hiệu quả tại khu vực mình được phân công: vệ sinh khu vực buồng khách, vệ sinh khu vực công cộng, giặt là, chăm sóc trang trí hoa tươi, quản lý kho của bộ phận Buồng,…;
- Quản lý và sử dụng hiệu quả các cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ khách trong buồng khách, tại các khu vực công cộng của cơ sở lưu trú;
- Giao tiếp hiệu quả với khách hàng bằng tiếng Việt và tiếng Anh, phù hợp với yêu cầu phục vụ khách tại bộ phận lễ tân, buồng, nhà hàng, khu vực hội nghị/hội thảo hoặc khu vực giải trí và spa; chăm sóc khách hàng và giải quyết phàn nàn của khách hàng có hiệu quả;
- Sử dụng hiệu quả các trang thiết bị cung cấp cho buồng khách, đồ vải, đồ cung cấp miễn phí, hàng hoá bán trong buồng khách, hoá chất làm vệ sinh, thiết bị, dụng cụ làm vệ sinh;
- Xử lý các phàn nàn của khách và nhân viên trong phạm vi trách nhiệm;
- Đảm bảo chất lượng các công việc và báo cáo cho cấp trên giao ở vị trí công việc được phân công như giám sát khu vực buồng ngủ, giám sát khu vực công cộng, giám sát giặt là, quản lý bộ phận buồng;
- Sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định; khai thác, xử lý, ứng dụng công nghệ thông tin trong một số công việc chuyên môn của ngành, nghề;
- Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 1/6 trong Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam, ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.
Theo đó, người học nghiệp vụ lưu trú trình độ trung cấp thì sau khi tốt nghiệp phải có những kỹ năng như trên.
Tải Quy định về ngành, nghề nghiệp vụ lưu trú mới nhất năm 2023. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?