Nghiên cứu khoa học: Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ hay không?
- Nghiên cứu khoa học: Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ hay không?
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình nghiên cứu khoa học có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
- Cá nhân nghiên cứu khoa học có thể vay tiền tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia không?
Nghiên cứu khoa học: Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 20 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định về quyền của cá nhân trong hoạt động khoa học và công nghệ như sau:
Quyền của cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ
1. Tự do sáng tạo, bình đẳng trong hoạt động khoa học và công nghệ.
2. Tự mình hoặc hợp tác với tổ chức, cá nhân khác để hoạt động khoa học và công nghệ, ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ.
3. Được tạo điều kiện để tham gia, thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ mà mình là thành viên.
4. Thành lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ, tổ chức khoa học và công nghệ trong một số lĩnh vực theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
5. Đăng ký tham gia tuyển chọn hoặc được giao trực tiếp thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ.
6. Được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao, chuyển nhượng kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ.
7. Công bố kết quả hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của Luật báo chí, Luật xuất bản và quy định khác của pháp luật.
8. Góp vốn bằng tiền, tài sản, giá trị quyền sở hữu trí tuệ để hoạt động khoa học và công nghệ, sản xuất, kinh doanh; nhận tài trợ để hoạt động khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật.
.......
Từ quy định trên, cá nhân được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ theo quy định pháp luật về khoa học và công nghệ.
Cá nhân có được quyền tự mình ký kết hợp đồng khoa học và công nghệ hay không? (Hình từ Internet)
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình nghiên cứu khoa học có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?
Căn cứ Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ 2013 quy định các hành vi bị cấm trong nghiên cứu khoa học như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
3. Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Đồng thời, tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 có quy định một số hành vi xâm phạm quyền tác giả như sau:
Hành vi xâm phạm quyền tác giả
1. Xâm phạm quyền nhân thân quy định tại Điều 19 của Luật này.
2. Xâm phạm quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.
3. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ quy định tại các điều 25, 25a và 26 của Luật này.
4. Cố ý hủy bỏ hoặc làm vô hiệu biện pháp công nghệ hữu hiệu do tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện để bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm của mình nhằm thực hiện hành vi quy định tại Điều này và Điều 35 của Luật này.
5. Sản xuất, phân phối, nhập khẩu, chào bán, bán, quảng bá, quảng cáo, tiếp thị, cho thuê hoặc tàng trữ nhằm mục đích thương mại các thiết bị, sản phẩm hoặc linh kiện, giới thiệu hoặc cung cấp dịch vụ khi biết hoặc có cơ sở để biết thiết bị, sản phẩm, linh kiện hoặc dịch vụ đó được sản xuất, sử dụng nhằm vô hiệu hóa biện pháp công nghệ hữu hiệu bảo vệ quyền tác giả.
6. Cố ý xóa, gỡ bỏ hoặc thay đổi thông tin quản lý quyền mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
7. Cố ý phân phối, nhập khẩu để phân phối, phát sóng, truyền đạt hoặc cung cấp đến công chúng bản sao tác phẩm khi biết hoặc có cơ sở để biết thông tin quản lý quyền đã bị xóa, gỡ bỏ, thay đổi mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả; khi biết hoặc có cơ sở để biết việc thực hiện hành vi đó sẽ xúi giục, tạo khả năng, tạo điều kiện thuận lợi hoặc che giấu hành vi xâm phạm quyền tác giả theo quy định của pháp luật.
8. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quy định để được miễn trừ trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian quy định tại khoản 3 Điều 198b của Luật này.
Như vậy, trong quá trình nghiên cứu, các cá nhân hay nhóm nghiên cứu xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong quá trình nghiên cứu khoa học là hành vi bị nghiêm cấm
Cá nhân nghiên cứu khoa học có thể vay tiền tại Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 60 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định chi tiết về việc vay tiền của cá nhân nghiên cứu khoa học như sau:
Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia
1. Chính phủ thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia nhằm mục đích tài trợ, cấp kinh phí cho việc thực hiện nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng; tài trợ, cấp kinh phí cho nhiệm vụ khoa học và công nghệ đột xuất có ý nghĩa quan trọng về khoa học và thực tiễn, nhiệm vụ khoa học và công nghệ tiềm năng; cho vay với lãi suất thấp hoặc không lấy lãi để thực hiện việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống; bảo lãnh vốn vay đối với một số nhiệm vụ khoa học và công nghệ chuyên biệt; hỗ trợ nhà khoa học trẻ tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế; hỗ trợ hoạt động nâng cao năng lực khoa học và công nghệ quốc gia.
2. Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia được hình thành từ nguồn vốn được cấp ban đầu, vốn cấp bổ sung hằng năm từ ngân sách nhà nước dành cho phát triển khoa học và công nghệ, kết quả hoạt động của quỹ; khoản đóng góp tự nguyện, hiến, tặng của tổ chức, cá nhân và nguồn hợp pháp khác.
...
Như vậy, cá nhân nghiên cứu khoa học dược vay tiền từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ quốc gia lãi suất thấp hoặc không lãi suất đối với các đề tài nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ vào sản xuất và đời sống.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chính thức 2 tháng 9 không tổ chức Lễ duyệt binh chào mừng Lễ kỷ niệm 80 năm Quốc khánh? Lịch nghỉ 2 tháng 9 của người lao động?
- Cha mẹ có hành vi che giấu tội phạm giết người có thể bị phạt tù bao lâu? Nguyên tắc xử lý người phạm tội được thực hiện thế nào?
- Việt Nam đăng cai tổ chức Đại lễ Phật đản bao nhiêu lần? Đại lễ Phật Đản có phải ngày lễ lớn trong nước không?
- Nga duyệt binh 2025 tại Quảng trường Đỏ kỷ niệm ngày gì? Phân biệt duyệt binh và diễu binh ra sao?
- Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát là gì? Ví dụ về hiện tượng nhiễm điện? Giải thích hiện tượng nhiễm điện do cọ xát?