Nghĩa vụ dân sự là gì? Có bao nhiêu căn cứ làm phát sinh nghĩa vụ dân sự? Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh nghĩa vụ dân sự không?
Nghĩa vụ dân sự là gì? Có bao nhiêu căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự?
Căn cứ Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Nghĩa vụ
Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có quyền).
Như vậy, nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (bên có quyền).
Căn cứ Điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự như sau:
Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:
1. Hợp đồng.
2. Hành vi pháp lý đơn phương.
3. Thực hiện công việc không có ủy quyền.
4. Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
5. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
6. Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Như vậy, có 06 căn cứ phát sinh nghĩa vụ, bao gồm:
- Hợp đồng.
- Hành vi pháp lý đơn phương.
- Thực hiện công việc không có ủy quyền.
- Chiếm hữu, sử dụng tài sản hoặc được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật.
- Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật.
- Căn cứ khác do pháp luật quy định.
Lưu ý: Theo Điều 276 Bộ luật Dân sự 2015 thì đối tượng của nghĩa vụ là tài sản, công việc phải thực hiện hoặc không được thực hiện. Đồng thời, đối tượng của nghĩa vụ phải được xác định.
Nghĩa vụ dân sự là gì? Có bao nhiêu căn cứ phát sinh nghĩa vụ dân sự? (hình từ internet)
Giao dịch dân sự vô hiệu có làm phát sinh nghĩa vụ dân sự không?
căn cứ theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu như sau:
Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
Thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn trong trường hợp nào?
Căn cứ theo Điều 153 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự như sau:
Tính liên tục của thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự
1. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
2. Thời hiệu hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
a) Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
b) Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có quyền, nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
3. Thời hiệu cũng được tính liên tục trong trường hợp việc hưởng quyền dân sự, miễn trừ nghĩa vụ dân sự được chuyển giao hợp pháp cho người khác.
Như vậy, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự có tính liên tục từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc; nếu có sự kiện làm gián đoạn thì thời hiệu phải được tính lại từ đầu, sau khi sự kiện làm gián đoạn chấm dứt.
Theo đó, thời hiệu miễn trừ nghĩa vụ dân sự bị gián đoạn khi có một trong các sự kiện sau đây:
- Có sự giải quyết bằng một quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu;
- Quyền, nghĩa vụ dân sự đang được áp dụng thời hiệu mà bị người có nghĩa vụ liên quan tranh chấp và đã được giải quyết bằng một bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?