Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không? Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi nào?
Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không?
Căn cứ theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương ngừng việc như sau:
Tiền lương ngừng việc
Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương như sau:
1. Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động;
2. Nếu do lỗi của người lao động thì người đó không được trả lương; những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu;
3. Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
a) Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
b) Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Như vậy, trường hợp người lao động phải ngừng việc vì ngập lụt theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ được hưởng tiền lương ngừng việc theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận như sau:
- Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống: Tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu;
- Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc: Tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
Nghỉ làm do ngập lụt, người lao động có được hưởng lương không? (hình từ internet)
Thời gian người lao động ngừng việc do ngập lụt có được coi là thời gian làm việc để tính vào số ngày nghỉ phép năm không?
Căn cứ vào Điều 65 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động như sau:
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm.
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.
Theo đó, người lao động tạm ngừng việc là do ngập lụt, do đó, thời gian người lao động phải ngừng việc do bão lũ được vẫn xem là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ phép năm.
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi nào?
Căn cứ theo Điều 16 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg quy định như sau:
Tần suất và thời gian ban hành các bản tin dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
...
5. Tin cảnh báo ngập lụt
Tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng hoặc khi phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt lớn cho khu vực bị ảnh hưởng; tin cảnh báo ngập lụt có thể được ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong tin cảnh báo lũ, tin lũ, lũ khẩn cấp.
6. Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy
Tin cảnh báo lũ quét, sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy được ban hành ngay sau khi phát hiện khả năng xuất hiện các hiện tượng lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất trên khu vực cảnh báo.
...
Như vậy, tin cảnh báo ngập lụt được ban hành khi:
- Phát hiện mưa lớn, lũ, triều cường, nước biển dâng có khả năng gây ngập lụt cho khu vực bị ảnh hưởng; hoặc
- Phát hiện các hiện tượng bất thường khác như nguy cơ cao vỡ đập, hồ chứa xả nước, vỡ đê, tràn đê có khả năng gây ngập lụt lớn cho khu vực bị ảnh hưởng.
Theo đó, tin cảnh báo ngập lụt có thể được ban hành độc lập hoặc lồng ghép trong tin cảnh báo lũ, tin lũ, lũ khẩn cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?