Nghỉ hưởng chế độ ốm đau vì được bác sĩ chỉ định nghỉ 3 tháng do bệnh tình nặng vậy 3 tháng này có bị trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?
- Quy định pháp luật về các từ viết tắt trong bảo hiểm xã hội Việt Nam
- Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào?
- Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau theo quy định pháp luật
- Nghỉ hưởng chế độ ốm đau vì được bác sĩ chỉ định nghỉ 3 tháng do bệnh tình nặng vậy 3 tháng này có bị trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?
Quy định pháp luật về các từ viết tắt trong bảo hiểm xã hội Việt Nam
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 giải thích từ ngữ như sau:
1. Các từ viết tắt
1.1. BHXH: là chữ viết tắt của cụm từ "bảo hiểm xã hội".
1.2. BHTN: là chữ viết tắt của cụm từ "bảo hiểm thất nghiệp".
1.3. BHYT: là chữ viết tắt của cụm từ "bảo hiểm y tế".
1.4. BHTNLĐ, BNN: là viết tắt của cụm từ "bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp".
1.5. UBND: là chữ viết tắt của cụm từ "Ủy ban nhân dân".
[....]
Tiền đóng bảo hiểm xã hội
Mức hưởng chế độ ốm đau được quy định như thế nào?
Tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định mức hưởng chế độ ốm đau như sau:
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 26, Điều 27 của Luật này thì mức hưởng tính theo tháng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
Trường hợp người lao động mới bắt đầu làm việc hoặc người lao động trước đó đã có thời gian đóng bảo hiểm xã hội, sau đó bị gián đoạn thời gian làm việc mà phải nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau ngay trong tháng đầu tiên trở lại làm việc thì mức hưởng bằng 75% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng đó.
- Người lao động hưởng tiếp chế độ ốm đau quy định tại điểm b khoản 2 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng được quy định như sau:
a) Bằng 65% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;
b) Bằng 55% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
c) Bằng 50% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc nếu đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.
- Người lao động hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 3 Điều 26 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
- Mức hưởng trợ cấp ốm đau một ngày được tính bằng mức trợ cấp ốm đau theo tháng chia cho 24 ngày.
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau theo quy định pháp luật
Theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
- Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
- Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Nghỉ hưởng chế độ ốm đau vì được bác sĩ chỉ định nghỉ 3 tháng do bệnh tình nặng vậy 3 tháng này có bị trừ tiền đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) không?
Căn cứ vào khoản 4 và khoản 5 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định như sau:
“Điều 42. Quản lý đối tượng
[...]
4. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.
5. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.”
Như vậy, theo quy định trên người lao động nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT. Trường hợp của bạn thì bạn được bác sĩ chỉ định nghỉ 3 tháng vì bệnh tình nặng thì trong 3 tháng này bạn sẽ không đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) khi nghỉ hưởng chế độ ốm đau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?