Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168?
Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông đường bộ và đường sắt tại Nghị định 100 đúng không?
Căn cứ theo quy tại Điều 53 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về hiệu lực thi hành:
- Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ quy định sau:
Quy định tại điểm m khoản 3 Điều 6, điểm e khoản 4 Điều 26, điểm b khoản 1 Điều 27 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026; quy định tại điểm b khoản 1 Điều 32 Nghị định 168/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường về kiểm định khí thải xe mô tô, xe gắn máy.
Và theo quy định tại Điều 52 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 100/2019/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì:
Nghị định 168/2024/NĐ-CP không bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP) mà chỉ bãi bỏ một số điểm, khoản, điều sau:
- Bãi bỏ khoản 1 Điều 3; - Bãi bỏ điểm b, điểm e, điểm g, điểm k, điểm l, điểm m, điểm q, điểm r, điểm t, điểm u, điểm v, điểm x, điểm y khoản 2 Điều 4; - Bãi bỏ điểm a khoản 1 Điều 4a; - Bãi bỏ Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9, Điều 10, Điều 11; - Bãi bỏ khoản 1; điểm c khoản 2; điểm a, điểm đ khoản 3; điểm c, điểm d khoản 5; điểm e, điểm g, điểm i khoản 6; khoản 7; điểm a khoản 8 Điều 12; - Bãi bỏ Điều 16, Điều 17, Điều 18, Điều 19, Điều 20, Điều 21, Điều 22; - Bãi bỏ điểm a khoản 1; khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm m, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm m, điểm o, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 7a Điều 23; - Bãi bỏ khoản 1; khoản 2; khoản 3; điểm b, điểm c khoản 4; khoản 5; khoản 6; khoản 7; khoản 8; khoản 8a; khoản 9 Điều 24; - Bãi bỏ Điều 25, Điều 26, Điều 27; - Bãi bỏ khoản 1; điểm e, điểm g, điểm h khoản 2; điểm a khoản 3; điểm a, điểm e, điểm g, điểm q khoản 4; khoản 5; điểm c, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm m, điểm o, điểm p khoản 6; điểm đ, điểm h, điểm i khoản 7; điểm a, điểm b khoản 8; khoản 9; điểm c, điểm d, điểm đ khoản 10; điểm c, điểm d, điểm i khoản 11 Điều 28; - Bãi bỏ Điều 29, Điều 30, Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 36, Điều 37, Điều 38; - Bãi bỏ điểm a, điểm đ, điểm h khoản 2; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm g, điểm h, điểm i khoản 3; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i, điểm k, điểm l khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h, điểm i, điểm k, điểm l, điểm n, điểm p, điểm q khoản 5; khoản 6; điểm a, điểm c, điểm d khoản 8 Điều 74; - Bãi bỏ điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm g, điểm h, điểm k, điểm n khoản 3; khoản 4; điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm e khoản 5; khoản 8; khoản 10; khoản 12 Điều 80; - Bãi bỏ điểm b, điểm g, điểm h, điểm i khoản 1; khoản 6 Điều 81; - Bãi bỏ khoản 1, khoản 3 Điều 82. |
Nghị định 168 bãi bỏ toàn bộ quy định xử phạt vi phạm giao thông? Hiệu lực thi hành của Nghị định 168? (hình từ Internet)
Vi phạm giao thông trước khi Nghị định 168 có hiệu lực và sau đó mới bị phát hiện thì xử phạt theo quy định nào?
Căn cứ theo Điều 54 Nghị định 168/2024/NĐ-CP quy định:
Điều khoản chuyển tiếp
1. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ xảy ra và kết thúc trước ngày Nghị định này có hiệu lực thi hành sau đó mới bị phát hiện hoặc đang xem xét giải quyết thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm thực hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
2. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện, thì áp dụng nghị định đang có hiệu lực tại thời điểm phát hiện hành vi vi phạm để xử phạt.
Như vậy, trường hợp vi phạm giao thông trước khi Nghị định 168 có hiệu lực và sau đó mới bị phát hiện thì sẽ xử phạt theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP.
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng của Nghị định 168 là gì?
Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng được quy định tại Điều 1 Nghị định 168/2024/NĐ-CP và Điều 2 Nghị định 168/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Nghị định 168 quy định về:
- Xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ bao gồm: hành vi vi phạm hành chính; hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính; thẩm quyền lập biên bản, thẩm quyền xử phạt, mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ;
- Mức trừ điểm giấy phép lái xe đối với từng hành vi vi phạm hành chính; trình tự, thủ tục, thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe để quản lý việc chấp hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của người lái xe.
(2) Đối tượng áp dụng Nghị định 168 bao gồm:
- Cá nhân, tổ chức Việt Nam; cá nhân, tổ chức nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Tổ chức quy định nêu trên bao gồm:
+ Cơ quan nhà nước có hành vi vi phạm mà hành vi đó không thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao;
+ Đơn vị sự nghiệp công lập;
+ Tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp;
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp gồm: doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và các đơn vị phụ thuộc doanh nghiệp (chi nhánh, văn phòng đại diện);
+ Tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của Luật Hợp tác xã gồm: tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
+ Cơ sở đào tạo lái xe, trung tâm sát hạch lái xe, cơ sở đăng kiểm xe cơ giới, xe máy chuyên dùng, cơ sở thử nghiệm, sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu, bảo hành, bảo dưỡng xe cơ giới, xe máy chuyên dùng;
+ Các tổ chức khác được thành lập theo quy định của pháp luật;
+ Cơ quan, tổ chức nước ngoài được cấp có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
- Hộ kinh doanh, hộ gia đình thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này bị xử phạt như đối với cá nhân vi phạm.
- Người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định này.
- Người có thẩm quyền trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.
Lưu ý: Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước khác liên quan đến trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ mà không quy định tại Nghị định này thì áp dụng quy định tại các Nghị định quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực đó để xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mật độ xây dựng thuần không bao gồm diện tích chiếm đất của các công trình nào? Quy định về mật độ xây dựng thuần?
- Quy định 22 về xử lý kỷ luật đảng viên? Quy trình xử lý kỷ luật đảng viên thế nào? Những điều Đảng viên không được làm?
- Thủ tục Cấp Chứng nhận trường tiểu học đạt kiểm định chất lượng giáo dục từ ngày 25/1/2025 như thế nào?
- Mẫu biên bản bàn giao hàng hóa bán đấu giá trong thương mại? Địa điểm thanh toán tiền mua hàng hóa bán đấu giá là ở đâu?
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?