Nghề nghiệp nội trợ là làm những công việc gì? Người làm nghề nghiệp nội trợ có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Nghề nghiệp nội trợ là làm những công việc gì?
Hiện nay, pháp luật không có quy định cụ thể về nghề nghiệp nội trợ.
Tuy nhiên, căn cứ Điều 161 Bộ luật Lao động 2019 quy định:
Lao động là người giúp việc gia đình
1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.
Các công việc trong gia đình bao gồm công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ em, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.
2. Chính phủ quy định về lao động là người giúp việc gia đình.
Theo đó, có thể hiểu người làm nghề nghiệp nội trợ là người giúp việc gia đình, làm các công việc nội trợ như: nấu ăn, giặt giũ quần áo, dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc trẻ...
Nghề nghiệp nội trợ là làm những công việc gì? (Hình từ Internet)
Người làm nghề nghiệp nội trợ có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;
c) Cán bộ, công chức, viên chức;
d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;
h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.
...
Đồng thời, căn cứ Điều 162 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình như sau:
Hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình
1. Người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Thời hạn của hợp đồng lao động đối với lao động là người giúp việc gia đình do hai bên thỏa thuận. Một bên có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động bất kỳ khi nào nhưng phải báo trước ít nhất 15 ngày.
3. Hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động về hình thức trả lương, kỳ hạn trả lương, thời giờ làm việc hằng ngày, chỗ ở.
Theo quy định, người lao động làm nghề nghiệp nội trợ và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản.
Tùy vào nhu cầu và tính chất công việc mà 2 bên có thể thỏa thuận với nhau về thời hạn của hợp đồng lao động.
Như vậy, người lao động làm nghề nghiệp nội trợ theo hợp đồng lao động cho nên vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người sử dụng lao động không có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động làm nghề nghiệp nội trợ mà chỉ có trách nhiệm chi trả cho họ một khoản tiền để họ tự chủ động tham gia bảo hiểm.
Người làm nghề nghiệp nội trợ, tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng những chế độ nào?
Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
Các chế độ bảo hiểm xã hội
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
3. Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.
Như vậy, theo quy định, người làm nghề nghiệp nội trợ khi tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được hưởng các chế độ sau đây:
(1) Ốm đau;
(2) Thai sản;
(3) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
(4) Hưu trí;
(5) Tử tuất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?