Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính được tính từ ngày nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 71/2016/NĐ-CP như sau:
Yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính
1. Khi hết thời hạn tự nguyện thi hành án quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 Luật tố tụng hành chính mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành án hành chính.
2. Người được thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc thi hành án hành chính bằng hình thức trực tiếp nộp đơn, trình bày bằng lời nói, gửi đơn qua dịch vụ bưu chính hoặc các hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính được tính từ ngày người yêu cầu nộp đơn hoặc trình bày trực tiếp hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính được tính từ ngày:
- Ngày người yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính nộp đơn; hoặc;
- Ngày người yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính trình bày trực tiếp hoặc;
- Ngày có dấu bưu điện nơi gửi đơn yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính.
Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai? (Hình từ Internet)
Quyết định buộc thi hành án hành chính phải được gửi đến những người nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 312 Luật Tố tụng Hành chính 2015 như sau:
Yêu cầu, quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án
1. Trong thời hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hạn quy định tại điểm b khoản 2 Điều 311 của Luật này mà người phải thi hành án không tự nguyện thi hành thì người được thi hành án có quyền gửi đơn kèm theo bản sao bản án, quyết định của Tòa án, tài liệu khác có liên quan đề nghị Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không tính vào thời hạn yêu cầu thi hành án.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu của người được thi hành án, Tòa án đã xét xử sơ thẩm phải ra quyết định buộc thi hành án hành chính. Quyết định buộc thi hành án phải được gửi cho người phải thi hành án, người được thi hành án, thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án và Viện kiểm sát cùng cấp. Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc và xử lý trách nhiệm của người phải thi hành án theo quy định của pháp luật. Quyết định buộc thi hành án cũng phải gửi cho cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án hành chính theo quyết định của Tòa án.
3. Chính phủ quy định cụ thể về thời hạn, trình tự, thủ tục thi hành án hành chính và xử lý trách nhiệm đối với người không thi hành bản án, quyết định của Tòa án.
Theo đó, quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những người sau đây:
- Người phải thi hành án;
- Người được thi hành án;
- Thủ trưởng cơ quan cấp trên trực tiếp của người phải thi hành án;
- Viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm;
- Cơ quan thi hành án dân sự nơi Tòa án đã xét xử sơ thẩm để theo dõi việc thi hành án hành chính theo quyết định của Tòa án.
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi có quyết định buộc thi hành án hành chính như thế nào?
Thi hành bản án, quyết định của Tòa án khi có quyết định buộc thi hành án hành chính được quy định tại Điều 12 Nghị định 71/2016/NĐ-CP như sau:
- Khi nhận được quyết định buộc thi hành án hành chính, người phải thi hành án có trách nhiệm thi hành ngay bản án, quyết định của Tòa án.
- Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thi hành án có trách nhiệm tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án, chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước người đứng đầu cơ quan cấp trên trực tiếp về việc không chấp hành, chấp hành không đúng hoặc không đầy đủ nội dung bản án, quyết định của Tòa án.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định được thi hành xong, cơ quan phải thi hành án thông báo kết quả cho Tòa án đã xét xử sơ thẩm, Viện kiểm sát và cơ quan thi hành án dân sự cùng cấp với Tòa án đã xét xử sơ thẩm, đồng thời báo cáo cơ quan cấp trên trực tiếp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức hội thảo khoa học kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3 2 khi nào?
- Thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng bất động sản gồm những khoản nào? Cách tính thuế ra sao?
- Cổ phần ưu đãi cổ tức của tổ chức tín dụng có được phép chuyển thành cổ phần phổ thông hay không?
- Mẫu quyết định thay đổi thư ký trước khi mở phiên Tòa hình sự là mẫu nào? Tải mẫu và hướng dẫn viết?
- Mẫu quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung dùng cho Hội đồng xét xử trong tố tụng hình sự? Tải mẫu và hướng dẫn viết?