Ngày vía Thần Tài là ngày gì? Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng vào ngày vía Thần Tài phải được sự cho phép của ai?
Ngày vía Thần Tài là ngày gì?
Thần Tài được xem như là một vị thần mang đến tiền bạc và của cải cho gia chủ. Vì thế, nhiều gia đình thường sửa soạn lễ cúng Thần Tài với mong muốn một năm làm ăn thuận lợi.
Ngày vía Thần Tài là ngày 10 tháng Giêng (tức ngày 10/1 âm lịch) hàng năm. Đây được xem là một ngày quan trọng trong năm đối với những người làm kinh doanh.
Ngoài việc sắm sửa lễ vật cúng Thần Tài, nhiều gia đình cũng đi mua vàng trong ngày vía Thần Tài với niềm tin rằng hoạt động này sẽ giúp đem lại nhiều may mắn về tài lộc, làm ăn buôn bán thuận lợi trong năm.
Hiện nay, theo quy định tại Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì có một số loại vàng phổ biến như sau:
(1) Vàng trang sức, mỹ nghệ là các sản phẩm vàng có hàm lượng từ 8 Kara (tương đương 33,33%) trở lên, đã qua công đoạn gia công, chế tác để phục vụ nhu cầu làm trang sức, trang trí mỹ thuật.
(2) Vàng miếng là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ theo quy định.
(3) Vàng nguyên liệu là vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng và các loại vàng khác.
Ngày vía Thần Tài là ngày gì? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng vào ngày vía Thần Tài phải được sự cho phép của ai?
Điều kiện kinh doanh mua bán vàng miếng vào ngày vía Thần Tài được quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.
Đồng thời, căn cứ Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP quy định:
Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng vào ngày vía Thần Tài phải xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Việc xin cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước xem xét quyết định khi doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
(1) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
(2) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
(3) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
(4) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
(5) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Doanh nghiệp kinh doanh mua bán vàng miếng có được kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm không?
Việc kinh doanh vàng miếng thông qua đại lý được quy định tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:
Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:
1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.
2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.
4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.
5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.
6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, theo quy định, doanh nghiệp kinh doanh mua, bán vàng miếng không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?
- Tổng hợp mẫu vẽ tranh vẽ ngày tết đơn giản 2025 đẹp nhất? Đánh giá định kỳ, thường xuyên học sinh tiểu học thế nào?