Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì? Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì?

Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì? Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì? Ngày Trái Đất 22 tháng 04 có phải ngày lễ lớn? Nhà nước có chính sách gì về bảo vệ môi trường?

Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì?

Ngày Trái Đất được khởi xướng bởi một thượng nghị sĩ người Hoa Kỳ Gaylord Nelson.

Nelson đã truyền bá ý tưởng về Ngày Trái Đất trong chuyến đi của ông đến Santa Barbara Channel ngay sau sự cố tràn dầu ngoài khơi năm 1969.

Ngày Trái Đất đầu tiên được tổ chức vào ngày 22 tháng 4 năm 1970, thu hút sự tham gia của hàng triệu người Mỹ và được coi là sự kiện khởi đầu cho phong trào bảo vệ môi trường hiện đại.

Mỗi năm vào Ngày Trái Đất thường diễn ra các hoạt động như:

- Trồng cây xanh: Đây là một trong những hoạt động phổ biến nhất, góp phần tăng độ che phủ của cây xanh, cải thiện chất lượng không khí và bảo vệ đa dạng sinh học.

- Dọn dẹp vệ sinh môi trường: Nhiều cộng đồng tổ chức các buổi thu gom rác thải tại các khu vực công cộng như công viên, bãi biển, đường phố, kênh rạch.

- Tái chế và tái sử dụng: Các hoạt động khuyến khích người dân giảm thiểu rác thải bằng cách tái chế vật liệu đã qua sử dụng và sáng tạo tái sử dụng các đồ vật cũ.

- Tuyên truyền và giáo dục: Tổ chức các buổi hội thảo, triển lãm, chiếu phim tài liệu về môi trường để nâng cao nhận thức cộng đồng về các vấn đề môi trường hiện nay.​

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì? Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì?

Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì? (Hình từ Internet)

Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì? Ngày Trái Đất 22 tháng 04 có phải ngày lễ lớn?

Ngày Trái Đất 22 tháng 04 được Liên Hợp Quốc công nhận từ năm 2009. Hằng năm, Ngày Trái Đất được tổ chức nhằm:

- Nâng cao nhận thức về môi trường: Đây là dịp để chúng ta nhìn nhận rõ hơn về các vấn đề môi trường đang đe dọa Trái Đất như ô nhiễm, biến đổi khí hậu, mất đa dạng sinh học, suy thoái tài nguyên thiên nhiên.

- Khuyến khích hành động bảo vệ môi trường: Mục tiêu chính của Ngày Trái Đất là thúc đẩy mọi người, từ cá nhân đến các tổ chức, doanh nghiệp và chính phủ, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường sống.

- Tôn vinh giá trị của Trái Đất: Đây là ngày để chúng ta thể hiện sự trân trọng đối với hành tinh xanh, ngôi nhà chung của nhân loại và các loài sinh vật khác.

* Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo

Căn cứ Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn trong nước như sau:

Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Theo đó, có 08 ngày lễ lớn trong nước bao gồm:

(1) Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).

(2) Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).

(3) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).

(4) Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).

(5) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).

(6) Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).

(7) Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945).

(8) Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).

Như vậy, Ngày Trái Đất 22 tháng 04 không thuộc các ngày lễ lớn của nước ta.

Nhà nước có chính sách gì về bảo vệ môi trường?

Chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường được quy định tại Điều 5 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

(1) Tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân tham gia thực hiện, kiểm tra, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường.

(2) Tuyên truyền, giáo dục kết hợp với biện pháp hành chính, kinh tế và biện pháp khác để tăng cường việc tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, xây dựng văn hóa bảo vệ môi trường.

(3) Chú trọng bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo; phát triển hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường.

(4) Ưu tiên xử lý ô nhiễm môi trường, phục hồi hệ sinh thái tự nhiên bị suy thoái, chú trọng bảo vệ môi trường khu dân cư.

(5) Đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; bố trí khoản chi riêng cho bảo vệ môi trường trong ngân sách nhà nước với tỷ lệ tăng dần theo khả năng của ngân sách nhà nước và yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ môi trường; ưu tiên nguồn kinh phí cho các nhiệm vụ trọng điểm về bảo vệ môi trường.

(6) Bảo đảm quyền lợi của tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường; ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường; thúc đẩy sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường.

(7) Tăng cường nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ xử lý ô nhiễm, tái chế, xử lý chất thải; ưu tiên chuyển giao và áp dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất; tăng cường đào tạo nguồn nhân lực về bảo vệ môi trường.

(8) Tôn vinh, khen thưởng cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân có đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.

(9) Mở rộng, tăng cường hội nhập, hợp tác quốc tế và thực hiện cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường.

(10) Thực hiện sàng lọc dự án đầu tư theo tiêu chí về môi trường; áp dụng công cụ quản lý môi trường phù hợp theo từng giai đoạn của chiến lược, quy hoạch, chương trình và dự án đầu tư.

(11) Lồng ghép, thúc đẩy các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế - xã hội.

Ngày Trái đất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Những câu nói hay và ý nghĩa về ngày Trái đất 22 4? Bảo vệ môi trường phải gắn kết với bình đẳng giới đúng không?
Pháp luật
20+ STT hay ý nghĩa về Ngày Trái Đất? STT hay nhất và ý nghĩa về Ngày Trái Đất? Ngày Trái Đất học sinh có được nghỉ học không?
Pháp luật
Ngày Trái Đất do ai khởi xướng? Ngày Trái Đất có hoạt động gì? Ý nghĩa việc ra đời Ngày Trái Đất 22 tháng 04 là gì?
Pháp luật
Ngày Trái Đất 2025 diễn ra vào ngày mấy? Nguồn gốc Ngày Trái Đất từ đâu? Nên làm gì vào Ngày Trái Đất?
Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền Ngày trái đất 22 4 hay nhất? Ngày trái đất 22 4 có phải ngày lễ lớn không?
Pháp luật
Gợi ý 15 hoạt động thú vị hưởng ứng Ngày Trái Đất cho cả gia đình? 07 Nguyên tắc bảo vệ môi trường?
Pháp luật
Mẫu tranh cổ động hưởng ứng Ngày Trái Đất? Sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả tại gia đình được hướng dẫn như thế nào theo Chỉ thị 20?
Pháp luật
Ngày Trái Đất là gì? Khác biệt giữa Ngày Trái Đất với Giờ Trái đất là gì? Cơ quan nào chủ trì tổ chức các sự kiện và hoạt động hưởng ứng Ngày Trái Đất?
Pháp luật
Ngày Trái đất năm 2024 là ngày nào? Các hoạt động bảo vệ môi trường trong Ngày Trái đất là gì?
Pháp luật
Ngày 22 tháng 4 là ngày gì? Ý nghĩa của Ngày Trái đất là gì? Chủ đề Ngày Trái đất qua các năm ra sao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày Trái đất
13 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày Trái đất

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày Trái đất

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào