Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hằng năm là thời điểm công bố danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú đúng không?
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hằng năm là thời điểm công bố danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú đúng không?
- Bác sĩ đã nghỉ hưu có được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam?
- Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú được bố trí như thế nào?
- Mẫu tờ trình về việc đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú như thế nào?
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hằng năm là thời điểm công bố danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú đúng không?
Ngày 06/02/1985 Quyết định 39-HĐBT năm 1985 được ban hành, lấy ngày ngày 27 tháng 2 hàng năm làm ngày Thầy thuốc Việt Nam.
Trong ngày này, Ủy ban nhân dân và ngành y tế các cấp có trách nhiệm tổ chức những hoạt động thích hợp nhằm cổ vũ cán bộ y tế quyết tâm thực hiện lời dạy của Hồ Chủ tịch, ra sức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Đối tượng được xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” gồm bác sĩ, dược sĩ, y sĩ, điều dưỡng viên, kỹ thuật viên, lương y, lương dược và cán bộ quản lý y tế.
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 41/2015/NĐ-CP về thời gian xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú như sau:
Thời gian xét tặng
Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được xét 3 năm một lần và công bố vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2, theo kế hoạch do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
Theo đó, dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 hằng năm là thời điểm công bố danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” cho các thầy thuốc nói chung.
Danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được xét 3 năm một lần.
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 hằng năm là thời điểm công bố danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân và Thầy thuốc Ưu tú đúng không? (Hình từ Internet)
Bác sĩ đã nghỉ hưu có được xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú vào dịp kỷ niệm ngày Thầy thuốc Việt Nam?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 41/2015/NĐ-CP về việc xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” cho cá nhân chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu, đang làm công tác giảng dạy như sau:
Xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” cho cá nhân chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu, đang làm công tác giảng dạy
Trường hợp chuyển đổi đơn vị công tác, đã nghỉ hưu, đang làm công tác giảng dạy mà tại đơn vị đang công tác hoặc nơi cư trú không đủ điều kiện thành lập Hội đồng, cá nhân đề nghị xét tặng theo quy định sau:
...
2. Cá nhân đã nghỉ hưu nhưng không quá ba năm tính từ thời điểm nghỉ hưu mà không hoạt động chuyên môn kỹ thuật về y tế được đề nghị xét tặng tại đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu.
...
Theo đó, bác sĩ đã nghỉ hưu nhưng không quá ba năm tính từ thời điểm nghỉ hưu mà không hoạt động chuyên môn kỹ thuật về y tế vẫn được đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú, việc đề nghị xét tặng danh hiệu được thực hiện tại đơn vị công tác trước khi nghỉ hưu.
Ngoài ra, để được xét tặng các danh hiệu này, bác sĩ và các thầy thuốc nói chung phải đáp ứng được các tiêu chuẩn cụ thể quy định tại Điều 9 Nghị định 41/2015/NĐ-CP và Điều 10 Nghị định 41/2015/NĐ-CP.
Kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú được bố trí như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 41/2015/NĐ-CP, kinh phí tổ chức xét tặng danh hiệu “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú” được quy định như sau:
- Bộ Y tế có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng và hoạt động của Hội đồng cấp Bộ, Hội đồng cấp Nhà nước theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng và hoạt động của Hội đồng cấp Bộ, tỉnh theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm bố trí kinh phí cho các hoạt động xét tặng và hoạt động của Hội đồng cấp cơ sở theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
Đồng thời theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 41/2015/NĐ-CP, kinh phí được bố trí nêu trên sẽ được dùng cho các hoạt động cụ thể sau đây:
- Xây dựng, triển khai kế hoạch xét chọn của Hội đồng;
- Thẩm định hồ sơ đề nghị xét tặng;
- Tổ chức phiên họp hội đồng;
- Công bố thông tin về kết quả xét chọn của Hội đồng trên các phương tiện thông tin đại chúng để lấy ý kiến công chúng;
- Họp báo công bố kết quả xét chọn của Hội đồng;
- Tổ chức Lễ trao tặng;
- In chụp tài liệu phục vụ cho xét tặng;
- Các hoạt động khác theo quy định.
Mẫu tờ trình về việc đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú như thế nào?
Theo đó, tờ trình về việc đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú được thực hiện theo Mẫu số 01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 41/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
TẢI VỀ Mẫu tờ trình về việc đề nghị xét tặng danh hiệu Thầy thuốc Nhân dân, Thầy thuốc Ưu tú
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?
- Mẫu Quyết định thông báo tìm kiếm người bị yêu cầu tuyên bố mất tích là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?