Ngày quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT là ngày 17/5 đúng không? Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày này?
Nguồn gốc Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT (17/5) là gì? Kết hôn giữa những người thuộc cộng đồng LGBT có bị cấm tại Việt Nam?
Cộng đồng LGBT là gì?
LGBT là cụm từ viết tắt của các cụm từ tiếng anh như: Lesbian (đồng tính nữ), Gay (đồng tính nam), Bisexual (người song tính/lưỡng tính) và Transgender (người chuyển giới). Đây đều là những người thuộc cộng đồng người có xu hướng tính dục khác với dị tính.
Tại sao lấy ngày 17/5 là Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT?
Ngày 17/5 được chọn làm Ngày Quốc tế chống kỳ thị, phân biệt đối xử với người đồng tính, song tính, dị tính và chuyển giới (IDAHOBIT) vì hai lý do chính sau:
(i) Kỷ niệm sự kiện WHO loại bỏ đồng tính luyến ái khỏi danh sách bệnh tâm thần:
Vào ngày 17/5/1990, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã chính thức loại bỏ đồng tính luyến ái ra khỏi danh sách Phân loại Bệnh tật Quốc tế (ICD). Đây là một bước ngoặt lịch sử quan trọng trong việc công nhận quyền của cộng đồng LGBT và xóa bỏ định kiến sai lầm rằng họ bị bệnh tâm thần.
(i) Tiếp nối truyền thống "Gay Day" tại Đức:
Trước khi được Liên Hợp Quốc công nhận, ngày 17/5 từ lâu đã được cộng đồng LGBT tại Đức chọn làm "Gay Day" để kỷ niệm và thể hiện sự tự hào về bản thân. Việc chọn ngày này là để tưởng nhớ nhà văn Karl Heinrich Ulrichs, người đã có những đóng góp quan trọng trong việc đấu tranh cho quyền của người đồng tính.
Sự kết hợp hai yếu tố lịch sử này đã biến ngày 17/5 thành một ngày mang ý nghĩa đặc biệt đối với cộng đồng LGBT trên toàn thế giới. Ngày IDAHOBIT là dịp để nâng cao nhận thức về nạn kỳ thị, phân biệt đối xử mà họ phải đối mặt, đồng thời kêu gọi sự bình đẳng và tôn trọng cho tất cả mọi người, bất kể xu hướng tính dục hay bản dạng giới.
Như vậy, ngày 17/5 được chọn làm Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT là sự kết hợp hài hòa giữa ý nghĩa lịch sử, văn hóa và tính thực tiễn, nhằm mục đích chung là thúc đẩy sự bình đẳng và tôn trọng cho tất cả mọi người.
Kết hôn giữa những người thuộc cộng đồng LGBT có bị cấm tại Việt Nam?
Nếu trước đây, tại khoản 5 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định về việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính:
Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
...
5. Giữa những người cùng giới tính.
Và tại điểm e khoản 1 Điều 8 Nghị định 87/2001/NĐ-CP (hết hiệu lực từ 11/11/2013) thì việc kết hôn giữa những người cùng giới tính sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 500.000 đồng.
Tuy nhiên, Luật Hôn nhân và gia đình 2000 (hết hiệu lực ngày 01/01/2015) đã được thay thế bởi Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và tại khoản 2 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã bỏ quy định “cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính” tuy nhiên nhà nước vẫn chưa thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Điều kiện kết hôn
...
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Đồng thời, Bộ luật Dân sự 2015 cũng đã có những quy định liên quan, cụ thể là Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015 về Quyền xác định lại giới tính; Điều 37 Bộ luật Dân sự 2015 về Chuyển đổi giới tính.
- Năm 2022, trong Công văn 4132/BYT-PC năm 2022 của Bộ Y tế, Bộ Y tế đã khẳng định "Không coi đồng tính, song tính, chuyển giới là một bệnh".
Như vậy có thể thấy, mặc dù Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành chưa công nhận về hôn nhân giữa những người thuộc cộng đồng LGBT, tuy nhiên việc pháp luật không cấm hôn nhân giữa những người cùng giới tính cũng là một bước tiến vượt bậc.
Tại sao ngày 17/5 là Ngày Quốc tế chống kỳ thị cộng đồng LGBT? Pháp luật bảo vệ quyền lợi những người thuộc LGBT ra sao? (hình từ internet)
Pháp luật hiện hành bảo vệ quyền lợi những người thuộc cộng đồng LGBT ra sao?
Ngoài sự thay đổi về quy định của Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì người thuộc cộng đồng LGBT còn có đầy đủ các quyền được pháp luật bảo hộ, tiêu biểu là các quyền sau:
(1) Quy định tại Hiến pháp 2013:
- Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm được đề cập tại Điều 20 Hiến pháp 2013.
(2) Quy định tại Bộ luật Dân sự 2015:
- Quyền xác định lại giới tính được nêu tại Điều 36 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Quyền xác định lại giới tính
1. Cá nhân có quyền xác định lại giới tính.
Việc xác định lại giới tính của một người được thực hiện trong trường hợp giới tính của người đó bị khuyết tật bẩm sinh hoặc chưa định hình chính xác mà cần có sự can thiệp của y học nhằm xác định rõ giới tính.
...
- Quyền thay đổi họ tên được quy định tại Điều 28 Bộ luật Dân sự 2015, cụ thể:
Quyền thay đổi tên
1. Cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận việc thay đổi tên trong trường hợp sau đây:
...
e) Thay đổi tên của người đã xác định lại giới tính, người đã chuyển đổi giới tính;
...
(3) Quy định tại Bộ luật Lao động 2019:
- Quyền không bị phân biệt giới tính trong quan hệ lao động được nêu tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 và khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019:
Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
...
Trong đó, phân biệt đối xử trong lao động được hiểu là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
(4) Quy định tại Luật Giáo dục 2019:
- Quyền được học tập được quy định tại Điều 13 Luật Giáo dục 2019:
Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân
1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.
...
Người có hành vi xúc phạm người LGBT bị phạt hành chính bao nhiêu tiền?
Tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này;
...
Theo đó, người có hành vi xúc phạm người LGBT có thể bị phạt hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị áp dụng biện pháp bổ sung buộc xin lỗi công khai khi xúc phạm người LGBT (theo quy định tại điểm c khoản 14 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?