Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì? Nội dung, hình thức, trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào?
- Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
- Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào?
- Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định ra sao?
- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam?
Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là gì?
Ngày pháp luật Việt Nam
Căn cứ theo Điều 8 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 và Điều 5 Nghị định 28/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
- Ngày 09 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Ngày Pháp luật), bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh Hiến pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
- Nội dung, hình thức và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật được thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP.
Như vậy, Ngày Pháp luật được phát động từ ngày 09 tháng 11 hằng năm.
Nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định như thế nào?
Theo Điều 6 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam như sau:
- Ngày Pháp luật được tổ chức với các nội dung sau đây:
+ Khẳng định vị trí, vai trò của Hiến pháp, pháp luật trong quản lý nhà nước và đời sống xã hội;
+ Giáo dục cán bộ, công chức, viên chức và người dân ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến các quy định của Hiến pháp, pháp luật thiết thực với đời sống của nhân dân, gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
+ Vận động nhân dân nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật;
+ Biểu dương, khen thưởng các tập thể, cá nhân tiêu biểu trong xây dựng pháp luật, thực thi pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật;
+ Nội dung khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
- Ngày Pháp luật có thể được tổ chức dưới các hình thức sau đây:
+ Mít tinh; hội thảo; tọa đàm;
+ Thi tìm hiểu pháp luật;
+ Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lưu động; triển lãm;
+ Các hình thức khác theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam được quy định ra sao?
Theo Điều 7 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật và trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật, cụ thể:
(1) Trách nhiệm hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật
- Hằng năm, Bộ Tư pháp hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật trong phạm vi cả nước;
- Trên cơ sở hướng dẫn tổ chức Ngày Pháp luật của Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp hướng dẫn về nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật; Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn nội dung, hình thức tổ chức Ngày Pháp luật cho các tổ chức thành viên.
(2) Trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm tổ chức Ngày Pháp luật;
- Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và người đứng đầu cơ quan trung ương của các tổ chức thành viên của Mặt trận trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức Ngày Pháp luật cho các hội viên, đoàn viên của tổ chức mình.
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam?
Theo Điều 4 Nghị định 28/2013/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, như sau:
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp huyện) thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 27 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
+ Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo trách nhiệm quản lý trên địa bàn và hướng dẫn của Bộ Tư pháp;
+ Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan chuyên môn trực thuộc, Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên địa bàn;
+ Thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
+ Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tại địa phương;
+ Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 Điều 6, Khoản 2 Điều 27 Luật phổ biến, giáo dục pháp luật và có trách nhiệm sau đây:
+ Tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn theo hướng dẫn của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức trên địa bàn tổ chức Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
+ Thực hiện việc thống kê, báo cáo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện;
+ Sơ kết, tổng kết, khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tổ chức, thực hiện Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và thực hiện xã hội hóa công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn;
+ Bảo đảm kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện cho hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Sở Tư pháp, Phòng Tư pháp, công chức Tư pháp - Hộ tịch có trách nhiệm tham mưu cho Ủy ban nhân dân cùng cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?