Ngày lễ Phật Đản: Những việc nên làm và kiêng kỵ tại chùa, tại nhà? Lễ phật đản có phải là lễ hội tín ngưỡng hay không?
Ngày lễ Phật Đản: Những việc nên làm và kiêng kỵ tại chùa, tại nhà?
Tham khảo qua những gợi ý về những việc nên làm và kiêng kỵ tại chùa, tại nhà trong lễ Phật Đản dưới đây:
Những việc nên làm tại nhà như:
(1) Ăn chay niệm phật trong ngày lễ Phật Đản;
(2) Chăm sóc cha mẹ hoặc người thân trong nhà (nếu có);
(3) Vệ sinh lại nhà cửa, lau bàn thờ sạch sẽ.
Những việc phật tử nên làm tại chùa trong ngày lễ Phật Đản:
(1) Làm thiện nguyện;
(2) Đến chùa nghe giảng đạo hoặc phụ giúp nhà chùa làm lễ;
(3) Cúng phóng sinh.
Những việc không nên làm tại nhà:
(1) Không nên sát sanh vào ngày lễ Phật Đản;
(2) Sau khi lau dọn bàn thờ phải cẩn thận trong việc đặt để, không nên đặt sai vị trí bàn thờ;
(3) Không nói tục, chửi thề hoặc nói xấu người khác.
Những việc không nên làm tại Chùa:
(1) Không ăn mặc hở hang khi đến chùa;
(2) Nếu gia đình tham gia lễ Phật Đản có dẫn theo trẻ em thì không nên để trẻ em chạy nhảy lung tung, tránh làm rơi vỡ những vật trong chùa;
(3) Vào ngày lễ Phật Đản không nên quay phim, chụp ảnh các tượng phật;
(4) Tuyệt đối không nhét tiền bừa bãi, lung tung trong các cơ sở tôn giáo.
Lưu ý: Những thông tin "Ngày lễ Phật Đản: Những việc nên làm và kiêng kỵ tại chùa, tại nhà?" Chỉ mang tín chất tham khảo!
Ngay lễ Phật Đản: Những việc nên làm và kiêng kỵ tại chùa, tại nhà? Lễ phật đản có phải là lễ hội tín ngưỡng hay không? (Hình từ Internet)
Lễ phật đản có phải là lễ hội tín ngưỡng hay không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
3. Lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
4. Cơ sở tín ngưỡng là nơi thực hiện hoạt động tín ngưỡng của cộng đồng như đình, đền, miếu, nhà thờ dòng họ và những cơ sở tương tự khác.
5. Tôn giáo là niềm tin của con người tồn tại với hệ thống quan niệm và hoạt động bao gồm đối tượng tôn thờ, giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức.
6. Tín đồ là người tin, theo một tôn giáo và được tổ chức tôn giáo đó thừa nhận.
7. Nhà tu hành là tín đồ xuất gia, thường xuyên thực hiện nếp sống riêng theo giáo lý, giáo luật và quy định của tổ chức tôn giáo.
8. Chức sắc là tín đồ được tổ chức tôn giáo phong phẩm hoặc suy cử để giữ phẩm vị trong tổ chức.
...
Theo đó, lễ hội tín ngưỡng là hoạt động tín ngưỡng tập thể được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
Do đó, lễ Phật Đản được xem như lễ hội tín ngưỡng, lễ hội được tổ chức theo lễ nghi truyền thống nhằm đáp ứng nhu cầu tinh thần của cộng đồng.
Công dân có được học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:
Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
1. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào.
2. Mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
3. Mỗi người có quyền vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo, lớp bồi dưỡng của tổ chức tôn giáo. Người chưa thành niên khi vào tu tại cơ sở tôn giáo, học tại cơ sở đào tạo tôn giáo phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.
4. Chức sắc, chức việc, nhà tu hành có quyền thực hiện lễ nghi tôn giáo, giảng đạo, truyền đạo tại cơ sở tôn giáo hoặc địa điểm hợp pháp khác.
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
6. Chính phủ quy định chi tiết việc bảo đảm thực hiện các quyền quy định tại khoản 5 Điều này.
Theo đó, hiện nay pháp luật quy định mỗi người có quyền bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo; thực hành lễ nghi tín ngưỡng, tôn giáo; tham gia lễ hội; học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo.
Như vậy, công dân sẽ được quyền học tập và thực hành giáo lý, giáo luật tôn giáo theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lịch cắt móng tay tháng 5 năm 2025 chi tiết? Nên cắt móng tay vào ngày nào tháng 5 năm 2025?
- Nội dung tuyên truyền kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) là gì?
- 10 bộ đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Văn của các tỉnh thành? Tải về đề thi thử tốt nghiệp THPT 2025 môn Ngữ Văn ở đâu?
- Ngày Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế là ngày nào? Hiện nay Hội Chữ thập đỏ là thành viên của tổ chức nào?
- Giờ mở cửa Việt Nam Quốc Tự năm 2025 cụ thể, đầy đủ? Việt Nam Quốc Tự 2025 mở cửa lúc mấy giờ? Địa chỉ Việt Nam Quốc Tự?