Ngày hưởng ứng là ngày gì? Cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng khi đáp ứng những điều kiện nào?
- Ngày hưởng ứng là ngày gì?
- Cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng khi đáp ứng những điều kiện nào?
- Cơ quan nhà nước cấp bộ có thẩm quyền phê duyệt ngày hưởng ứng với quy mô như thế nào?
- Cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng phải tuân theo những yêu cầu nào?
- Ai có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với việc công nhận và tổ chức ngày hưởng ứng?
Ngày hưởng ứng là ngày gì?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
Theo đó, ngày hưởng ứng là ngày được xác định thời gian (ngày, giờ) cụ thể, tập trung vào một chủ đề nhất định để tổ chức các hoạt động nhằm kêu gọi cộng đồng hưởng ứng và thể hiện sự đồng tình ủng hộ bằng hành động.
Cơ quan nhà nước (Hình từ Internet)
Cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng khi đáp ứng những điều kiện nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 14 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, quy mô tổ chức ngày hưởng ứng
1. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được tổ chức ngày hưởng ứng khi đáp ứng một trong các điều kiện sau:
a) Do Việt Nam tham gia các Điều ước quốc tế hoặc những sự kiện được cộng đồng quốc tế kêu gọi tham gia;
b) Chủ đề của ngày hưởng ứng có tính cần thiết, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.
...
Theo đó, cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng khi đáp ứng một trong những điều kiện sau:
- Do Việt Nam tham gia các Điều ước quốc tế hoặc những sự kiện được cộng đồng quốc tế kêu gọi tham gia;
- Chủ đề của ngày hưởng ứng có tính cần thiết, đáp ứng yêu cầu ổn định, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương.
Cơ quan nhà nước cấp bộ có thẩm quyền phê duyệt ngày hưởng ứng với quy mô như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 14 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Điều kiện, quy mô tổ chức ngày hưởng ứng
...
2. Kế hoạch tổ chức ngày hưởng ứng phải thể hiện rõ quy mô, thời gian, địa điểm, hình thức, nội dung chương trình.
3. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch tổ chức ngày hưởng ứng
a) Ngày hưởng ứng quy mô quốc gia do bộ quản lý ngành, lĩnh vực phê duyệt;
b) Ngày hưởng ứng quy mô cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
Theo đó, cơ quan nhà nước cấp bộ có thẩm quyền phê duyệt ngày hưởng ứng với quy mô quốc gia.
Cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng phải tuân theo những yêu cầu nào?
Theo Điều 15 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Yêu cầu tổ chức ngày hưởng ứng
1. Bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng nguồn lực từ hoạt động xã hội hóa.
2. Chương trình tổng thể, nội dung, hình thức của các thông điệp tuyên truyền phải bảo đảm phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
3. Các sự kiện mít tinh, diễu hành, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của ngày hưởng ứng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường an toàn xã hội.
Như vậy, cơ quan nhà nước cấp bộ tổ chức ngày hưởng ứng phải tuân theo những yêu cầu sau:
- Bảo đảm thiết thực, tiết kiệm, hiệu quả và sử dụng nguồn lực từ hoạt động xã hội hóa.
- Chương trình tổng thể, nội dung, hình thức của các thông điệp tuyên truyền phải bảo đảm phù hợp chuẩn mực đạo đức, văn hóa, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
- Các sự kiện mít tinh, diễu hành, hội nghị, hội thảo và các hoạt động khác của ngày hưởng ứng phải thực hiện đúng quy định của pháp luật, bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường an toàn xã hội.
Ai có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với việc công nhận và tổ chức ngày hưởng ứng?
Theo Điều 16 Nghị định 111/2018/NĐ-CP quy định cụ thể:
Trách nhiệm thi hành
1. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với việc công nhận và tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống; ngày hưởng ứng.
2. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống, ngày hưởng ứng của đơn vị, địa phương trực thuộc.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước đối với việc công nhận và tổ chức ngày hưởng ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cổ đông sáng lập của ngân hàng thương mại cổ phần là tổ chức phải đáp ứng điều kiện gì theo quy định?
- Tải về mẫu hợp đồng lao động không trọn thời gian được sử dụng nhiều nhất hiện nay? Nội dung trong hợp đồng?
- Mẫu Quyết định thành lập chi bộ mới nhất? Đơn vị có bao nhiêu đảng viên thì được thành lập chi bộ trực thuộc đảng uỷ cơ sở?
- Từ 2025 người điều khiển xe ô tô vận chuyển thực phẩm tươi sống không mang đủ giấy tờ bị xử phạt bao nhiêu?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô mới nhất theo Nghị định 158? Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh ra sao?