Ngày chuyển đổi số quốc gia là ngày nào? Chuyển đổi số (Digital Transformation) là chuyển đổi dịch chuyển những gì?
Ngày chuyển đổi số quốc gia là ngày nào? Chủ đề ngày chuyển đổi số quốc gia là gì?
Theo quy định tại Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 về Ngày Chuyển đổi số quốc gia do Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 22/4/2022 như sau:
Điều 1. Lấy ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Theo đó, ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Căn cứ Mục 1 Kế hoạch triển khai Quyết định 505/QĐ-TTg về Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 934/QĐ-BTTTT năm 2024 quy định như sau:
I. CHỦ ĐỀ NGÀY CHUYỂN ĐỔI SỐ QUỐC GIA
Tại Quyết định số 505/QĐ-TTg ngày 22/4/2022, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt ngày 10 tháng 10 hằng năm là Ngày Chuyển đổi số quốc gia.
Tiếp tục phát huy tinh thần hưởng ứng Ngày Chuyển đối số quốc gia hằng năm, chủ đề của Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
...
Như vậy, chủ đề Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 là “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”.
Bên cạnh đó theo quy định tại Điều 2 Quyết định 505/QĐ-TTg năm 2022 có quy định ngày Chuyển đổi số quốc gia được tổ chức hằng năm nhằm:
(1) Đẩy nhanh tiến độ triển khai các nhiệm vụ về chuyển đổi số quốc gia, thực hiện có hiệu quả Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
(2) Nâng cao nhận thức của người dân toàn xã hội về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số.
(3) Thúc đẩy sự tham gia vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số.
Ngày chuyển đổi số quốc gia là ngày nào? Chuyển đổi số (Digital Transformation) là chuyển đổi dịch chuyển những gì? (Hình từ Internet)
Chuyển đổi số (Digital Transformation) là chuyển đổi dịch chuyển những gì?
Hiện vẫn còn nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm chuyển đổi số.
Tuy nhiên, có thể hiểu Chuyển đổi số (Digital Transformation) là thuật ngữ trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật số. Đây được xem là xu hướng phát triển chung của hầu hết các doanh nghiệp trong thời đại 4.0. Chuyển đổi số được hiểu đơn giản là quá trình chuyển hóa từ mô hình truyền thống sang mô hình ứng dụng công nghệ số (Digitalize).
Lưu ý: Thông tin mang tính chất tham khảo
Tại Việt Nam, chuyển đổi số được đề cập nhiều trong hoạt động của cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp.
Theo tiểu mục 1 Mục III Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về quan điểm như sau:
Chuyển đổi số trước tiên là chuyển đổi nhận thức. Một cơ quan, tổ chức có thể tiến hành chuyển đổi số ngay thông qua việc sử dụng nguồn lực, hệ thống kỹ thuật sẵn có để số hóa toàn bộ tài sản thông tin của mình, tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, cơ cấu tổ chức và chuyển đổi các mối quan hệ từ môi trường truyền thống sang môi trường số.
Mỗi cơ quan, tổ chức và cả quốc gia cần tận dụng tối đa cơ hội để phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, trong đó, việc xác định sớm lộ trình và đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương có ý nghĩa sống còn, là cơ hội để phát triển các ngành, lĩnh vực, địa phương và nâng cao thứ hạng quốc gia.
Đi nhanh, đi trước giúp dễ thu hút nguồn lực. Nếu đi chậm, đi sau, khi chuyển đổi số đã trở thành xu hướng phổ biến thì nguồn lực trở nên khan hiếm, cơ hội sẽ ít đi, sẽ bỏ lỡ cơ hội phát triển.
Then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững là gì?
Theo tiểu mục 5 Mục III Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định về quan điểm như sau:
III. QUAN ĐIỂM
...
5. Bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững, đồng thời là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
6. Sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, hành động đồng bộ ở các cấp và sự tham gia của toàn dân là yếu tố bảo đảm sự thành công của chuyển đổi số. Kết hợp hài hòa giữa tập trung và phân tán khi triển khai, có một cơ quan điều phối chung, trong đó:
a) Chương trình Chuyển đổi số quốc gia có tính động, mở, bao trùm, tạo nền móng, làm cơ sở xây dựng các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội;
b) Các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp phải coi chuyển đổi số quốc gia là một nhiệm vụ quan trọng trong chỉ đạo, điều hành và căn cứ tình hình cụ thể của từng bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp để quyết định xây dựng đề án, chương trình, chiến lược, kế hoạch lồng ghép nội dung về chuyển đổi số trong hoạt động của mình. Nội dung chuyển đổi số quốc gia phải được chỉ đạo, giám sát, đánh giá định kỳ hằng năm, giữa nhiệm kỳ, 05 năm.
...
Theo đó, bảo đảm an toàn, an ninh mạng là then chốt để chuyển đổi số thành công và bền vững.
Đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh mạng là phần xuyên suốt, không thể tách rời của chuyển đổi số. Mọi thiết bị, sản phẩm, phần mềm, hệ thống thông tin, dự án đầu tư về công nghệ thông tin đều có cấu phần bắt buộc về an toàn, an ninh mạng ngay từ khi thiết kế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ghi mẫu 02B Bản kiểm điểm đảng viên phần phương hướng biện pháp khắc phục hạn chế khuyết điểm Đảng viên thế nào?
- Thời gian đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK? Nhà đầu tư đặt lệnh MTL, đặt lệnh MOK và đặt lệnh MAK phải nắm rõ điều gì?
- Điều kiện kinh doanh thiết bị y tế loại A là gì? Thiết bị y tế được phân loại theo quy định hiện nay thế nào?
- Mẫu giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Cách viết Biên bản họp đánh giá chất lượng Đảng viên cuối năm? Các bước đánh giá chất lượng Đảng viên như thế nào?