Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 mang ý nghĩa gì? Ủy ban nhân dân các cấp có tham gia quản lý về bảo hiểm y tế Việt Nam hay không?
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 mang ý nghĩa gì?
Căn cứ theo Điều 1 Quyết định 823/QĐ-TTg năm 2009 có quy định như sau:
Lấy ngày 01 tháng 7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế; khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 823/QĐ-TTg năm 2009 đã quy định sẽ lấy ngày 1 tháng 7 hàng năm là Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam để tuyên truyền về Luật Bảo hiểm y tế.
Như vậy, ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam là ngày ngày 01 tháng 7 hàng năm.
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1 tháng 7 hàng năm mang ý nghĩa khuyến khích, vận động nhân dân tham gia bảo hiểm y tế, tiến tới bảo hiểm y tế toàn dân; động viên và nâng cao ý thức, trách nhiệm của những người làm công tác bảo hiểm y tế và cán bộ, nhân viên ngành y tế.
Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 mang ý nghĩa gì? Ủy ban nhân dân các cấp có tham gia quản lý về bảo hiểm y tế Việt Nam hay không? (Hình từ Internet)
Ủy ban nhân dân các cấp tham gia quản lý về bảo hiểm y tế Việt Nam nhân Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 như thế nào?
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế trong Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7 cũng sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 5 Luật Bảo hiểm y tế 2008 như sau:
Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
2. Bộ Y tế chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Bộ Y tế thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế.
4. Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
Chiếu theo quy định trên thì Ủy ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương.
Như vậy, Ủy ban nhân dân các cấp sẽ có trách nhiệm tham gia quản lý về bảo hiểm y tế Việt Nam.
Cụ thể trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp về bảo hiểm y tế
- Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
+ Chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
+ Bảo đảm kinh phí đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng được ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ theo Luật Bảo hiểm y tế 2008;
+ Tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế;
+ Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về bảo hiểm y tế.
- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế 2008, có trách nhiệm chỉ đạo xây dựng bộ máy, nguồn lực để thực hiện quản lý nhà nước về bảo hiểm y tế tại địa phương và quản lý, sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 3 Điều 35 Luật Bảo hiểm y tế 2008.
- Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã), ngoài việc thực hiện trách nhiệm quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Bảo hiểm y tế 2008, có trách nhiệm lập danh sách tham gia bảo hiểm y tế trên địa bàn cho các đối tượng quy định tại các khoản 2, 3, 4 và khoản 5 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 theo hộ gia đình,
Trừ đối tượng quy định tại các điểm a, 1 và n khoản 3 và điểm b khoản 4 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008; Ủy ban nhân dân cấp xã phải lập danh sách đề nghị cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em đồng thời với việc cấp giấy khai sinh.
Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Luật Bảo hiểm y tế 2008, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Nguyên tắc bảo hiểm y tế
1. Bảo đảm chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia bảo hiểm y tế.
2. Mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
3. Mức hưởng bảo hiểm y tế theo mức độ bệnh tật, nhóm đối tượng trong phạm vi quyền lợi và thời gian tham gia bảo hiểm y tế.
4. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm y tế và người tham gia bảo hiểm y tế cùng chi trả.
5. Quỹ bảo hiểm y tế được quản lý tập trung, thống nhất, công khai, minh bạch, bảo đảm cân đối thu, chi và được Nhà nước bảo hộ.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội (sau đây gọi chung là tiền lương tháng), tiền lương hưu, tiền trợ cấp hoặc mức lương cơ sở.
Như vậy, đối chiếu quy định trên thì mức đóng bảo hiểm y tế được xác định theo tỷ lệ phần trăm của tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tết Táo Quân là gì? Tết Táo Quân ngày 23 12 âm lịch đúng không? Ngày 23 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết Âm lịch năm Ất Tỵ chưa?
- Mẫu Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị việc trả lại đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là mẫu nào?
- Mẫu giấy phép xây dựng điều chỉnh cho công trình không theo tuyến theo Nghị định 175 thay thế Nghị định 15?
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?