Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì?
Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày Đức Phật thành đạo. Đây là ngày Đức Phật từ một con người thế gian trở thành xuất thế gian, từ con người mê thành con người giác, là ngày Đức phật đem đạo từ bi, trí tuệ và giải thoát để dẫn dắt chúng sanh hướng về nẻo giác.
Lưu ý: Nội dung chỉ mang tính chất tham khảo
Ngày Đức Phật thành đạo là ngày lễ lớn quan trọng trong Phật giáo cũng như Phật tử. Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày Đức Phật thành đạo ngày 8 tháng 12 âm lịch không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Ngày 8 tháng 12 âm lịch là ngày gì? Ngày 8 tháng 12 âm lịch có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không? (Hình từ Internet)
Ngày 8 tháng 12 có phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động không?
Căn cứ theo Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ lễ, tết như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, căn cứ theo quy định trên thì ngày 8 tháng 12 âm lịch không phải là ngày nghỉ lễ, tết mà người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương do Nhà nước quy định.
Như vậy, ngày 8 tháng 12 âm lịch không phải là ngày lễ nghỉ nguyên lương của người lao động là Phật tử.
Tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo có phải thông báo đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền không?
Căn cứ Điều 13 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 quy định về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ như sau:
Tổ chức lễ hội tín ngưỡng định kỳ
1. Người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về việc tổ chức lễ hội tín ngưỡng diễn ra định kỳ chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức lễ hội đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định sau đây:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong một xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã);
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là huyện);
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
c) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi tổ chức lễ hội có trách nhiệm tiếp nhận thông báo đối với lễ hội tín ngưỡng có quy mô tổ chức trong nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh).
2. Văn bản thông báo nêu rõ tên lễ hội tín ngưỡng, nội dung, quy mô, thời gian, địa điểm tổ chức, dự kiến thành viên ban tổ chức và các điều kiện cần thiết để bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường trong lễ hội.
...
Theo đó, khi tổ chức lễ kỷ niệm ngày Đức Phật thành đạo ngày 8 tháng 12 âm lịch thì người đại diện, ban quản lý cơ sở tín ngưỡng phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền chậm nhất là 20 ngày trước ngày tổ chức.
Lưu ý: Lễ kỷ niệm Đức Phật thành đạo được tổ chức tại các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng thì thực hiện tổ chức theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản cam kết không đốt pháo nổ cho người lao động trong công ty, doanh nghiệp như thế nào?
- Hoạt động dầu khí ở nước ngoài gồm những hoạt động nào? Ngôn ngữ sử dụng trong hồ sơ đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí?
- CBCCVC không bị trừ tỷ lệ lương hưu do việc nghỉ hưu trước tuổi từ 1 1 2025 tại Nghị định 178 năm 2024 thế nào?
- Thời gian lái xe an toàn là gì? Mẫu Bản khai thời gian lái xe an toàn mới nhất hiện nay? Tải mẫu?
- Mẫu Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu ở đâu?