Ngày 5 tháng 4 là ngày gì, thứ mấy? Ngày 5 tháng 4 bao nhiêu âm? Ngày 5 4 cung gì? Có phải ngày lễ lớn?
Ngày 5 tháng 4 là ngày gì? Ngày 5 4 thứ mấy? Ngày 5 tháng 4 bao nhiêu âm? Ngày 5 4 cung gì?
Theo lịch vạn niên 2025:
Như vậy, ngày 05 tháng 4 năm 2025 là ngày Thứ Bảy, nhằm ngày 08/3/2025 âm lịch.
Ngày 5 tháng 4 là ngày gì?
Ngày 5 tháng 4 năm 2025 là ngày thứ hai của Tiết Thanh minh. Đây là tiết khí thứ 5 trong 24 tiết khí của năm, bắt đầu sau Lập Xuân 45 ngày và sau Đông Chí 105 ngày. Trong năm 2025, Tiết Thanh minh bắt đầu vào ngày 4/4/2025 theo dương lịch.
Ngày 5 4 cung gì?
Tháng 4 được chia thành cung Bạch Dương (Aries) và cung Kim Ngưu (Taurus), mỗi cung đại diện cho những nhóm tính cách và nguyên tố khác nhau, trong đó:
- Cung Bạch Dương (Aries) bắt đầu từ ngày 21/3 và kết thúc vào ngày 19/4.
- Cung Kim Ngưu (Taurus) bắt đầu từ ngày 20/4 và kết thúc vào ngày 20/5.
Như vậy, những người sinh vào ngày 5 4 sẽ thuộc cung Bạch Dương (Aries).
Lưu ý: Thông tin "Ngày 5 tháng 4 là ngày gì? Ngày 5 4 thứ mấy? Ngày 5 tháng 4 bao nhiêu âm? Ngày 5 4 cung gì?" nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.
Ngày 5 tháng 4 là ngày gì? Ngày 5 4 thứ mấy? Ngày 5 tháng 4 bao nhiêu âm? Ngày 5 4 cung gì? (Hình từ Internet)
Ngày 5 tháng 4 có phải ngày lễ lớn của Việt Nam không?
Các ngày lễ lớn của nước ta được quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, ngày 5 tháng 4 không nằm trong danh sách các ngày lễ lớn của Việt Nam theo quy định của pháp luật.
Người lao động nghỉ làm vào ngày 5 tháng 4 được hưởng nguyên lương trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Bên cạnh đó, theo Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng tuần như sau:
Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.
Theo đó, ngày 5 tháng 4 không nằm trong danh sách những ngày nghỉ lễ tết người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương theo quy định.
Trường hợp ngày 5 tháng 4 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động được nghỉ vào ngày này.
Tuy nhiên, người lao động nghỉ làm vào ngày 5 tháng 4 có thể được hưởng nguyên lương trong các trường hợp sau đây:
(1) Trường hợp người lao động sử dụng ngày nghỉ phép hàng năm (Điều 113 Bộ Luật lao động 2019):
Người lao động được nghỉ phép hưởng nguyên lương từ 12 - 16 ngày một năm nếu làm việc đủ 12 tháng cho người lao động (tùy vào mức độ công việc), cụ thể như sau:
- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
- 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
- 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
Đồng thời, người lao động làm việc trên 05 năm còn được cộng phép thâm niên (cứ đủ 05 năm tính thêm 01 ngày phép).
(2) Trường hợp ngày 5 tháng 4 trùng vào ngày nghỉ công việc riêng của người lao động (Điều 115 Bộ Luật lao động 2019):
Theo đó, người lao động được hưởng nguyên lương khi xin nghỉ đối với các công việc riêng như:
- Kết hôn (03 ngày)
- Con cái kết hôn (01 ngày)
- Cha mẹ đẻ; cha mẹ nuôi; cha mẹ chồng/ vợ; vợ/chồng; con cái chết (03 ngày).
Lưu ý: Trong trường hợp này, người lao động phải thông báo với người sử dụng lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Mẫu văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép sát hạch mới nhất theo Nghị định 160? Cấp lại Giấy phép sát hạch thông qua thủ tục nào?
- Bài văn đóng vai nàng tiên cá và kể lại cuộc đời của nàng tiên cá lớp 6 hay nhất, sáng tạo?
- Gợi ý các hoạt động tổ chức cho học sinh trung học cơ sở nhân ngày Giỗ tổ Hùng Vương? Học sinh trung học cơ sở có nhiệm vụ gì khi học tại trường?
- Có được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh không? Sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh cần đáp ứng những yêu cầu nào?
- Tuyển tập truyện cười ngày Cá tháng Tư? Ngày Cá tháng tư có phải là ngày nghỉ lễ ở Việt Nam không?