Ngày 4 tháng 10 là ngày mất của ai? Ngày 4 tháng 10 có những sự kiện gì? Người lao động có được nghỉ vào ngày 4 tháng 10 không?

Ngày 4 tháng 10 là ngày mất của ai? Ngày 4 tháng 10 có những sự kiện gì? Người lao động có được nghỉ vào ngày 4 tháng 10 không? Tiền lương làm thêm giờ của người lao động trong ngày 4 tháng 10 tính như thế nào?

Ngày 4 tháng 10 là ngày mất của ai?

Theo Nghị quyết 213/NQ-HĐND năm 2019 của tỉnh Hòa Bình và Hướng dẫn 165-HD/BTGTW năm 2020 thì ngày 4 tháng 10 là ngày mấy của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp sinh ngày 25/8/1911 và mất vào ngày 4 tháng 10 năm 2013, nguyên Ủy Viên Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương ĐCS Việt Nam, nguyên Bí thư Quân ủy Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tư lệnh QĐND Việt Nam, Đại biểu Quốc hội khóa I-VII.

Sau khi miền Bắc được giải phóng, đồng chí tham gia cùng TW Đảng lãnh đạo toàn dân, toàn quân tiến hành xây dựng, bảo vệ miền Bắc XHCN và đẩy mạnh cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân miền Nam, lần lượt đánh bại các chiến lược chiến tranh của đế quốc Mỹ làm nên những thắng lợi vẻ vang mà đỉnh cao là chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thu non sông về một mối đưa cả nước đi lên CNXH.

Với tài năng quân sự kiệt xuất và những đóng góp vĩ đại cho quân sự Việt Nam. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được báo chí thế giới ca ngợi là “vị tướng huyền thoại”, sánh cùng các vĩ nhân trong suốt 2000 năm qua.

Ngày 4 tháng 10 là ngày mất của ai? Ngày 4 tháng 10 có những sự kiện gì?

Ngày 4 tháng 10 là ngày mất của ai? Ngày 4 tháng 10 có những sự kiện gì? (Hình từ Internet)

Ngày 4 tháng 10 có những sự kiện gì tại Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 11 Luật Phòng cháy và chữa cháy 2001 có quy định như sau:

Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy
Ngày 04 tháng 10 hàng năm là "Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy".

Bên cạnh đó, tại Điều 1 Quyết định 1486/QĐ-TTg năm 2020 cũng có quy định như sau:

Lấy ngày 04 tháng 10 hằng năm là “Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam”.

Từ những quy định vừa nêu trên thì ngoài là ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra, ngày 4 tháng 10 còn là:

- Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy

- Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam

Người lao động có phải đi làm vào ngày 4 tháng 10 hay không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các ngày nghỉ lễ, tết của người lao động như sau:

Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.

Theo đó, ngày mất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ngày toàn dân phòng cháy và chữa cháy và Ngày Kỹ năng lao động Việt Nam không phải là những ngày nghỉ lễ của người lao động.

Như vậy, người lao động vẫn phải đi làm vào ngày 4 tháng 10 nếu như ngày này không rơi vào ngày nghỉ hàng tuần của người lao động.

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày 4 tháng 10 thì tiền lương làm thêm giờ của người lao động sẽ được tính dựa theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Theo đó, nếu người lao động làm thêm giờ ban ngày vào ngày 4 tháng 10 thì sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm:

- Nếu ngày 4 tháng 10 rơi vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

- Nếu ngày 4 tháng 10 rơi vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%.

Trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 98 Bộ luật Lao động 2019, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 4 tháng 10 là ngày mất của ai? Ngày 4 tháng 10 có những sự kiện gì? Người lao động có được nghỉ vào ngày 4 tháng 10 không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đại tướng Võ Nguyên Giáp
1,027 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đại tướng Võ Nguyên Giáp

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào