Ngày 3/3 hằng năm là Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng hay Ngày biên phòng toàn dân theo quy định?
Ngày 3/3 hằng năm là Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng hay Ngày biên phòng toàn dân?
Ngày truyền thống được hiểu là ngày đánh dấu một sự kiện đáng ghi nhớ, quá trình hình thành hoặc phát triển được ghi nhận, có tính kế thừa, liên tục (theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP).
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 23 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng như sau:
Ngày truyền thống, tên giao dịch quốc tế, con dấu của Bộ đội Biên phòng
1. Ngày 03 tháng 3 hằng năm là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng, Ngày biên phòng toàn dân.
2. Tên giao dịch quốc tế của Bộ đội Biên phòng Việt Nam là Vietnam Border Guard.
3. Bộ đội Biên phòng sử dụng con dấu có hình Quốc huy trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
Như vậy, ngày 03 tháng 3 hằng năm vừa là ngày truyền thống của Bộ đội Biên phòng và là Ngày biên phòng toàn dân.
Ngày 3/3 hằng năm là Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng hay Ngày biên phòng toàn dân theo quy định? (Hình từ internet)
Việc tổ chức Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng hằng năm được quy định như thế nào?
Việc tổ chức kỷ niệm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng hằng năm được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 111/2018/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống
1. Năm tròn
a) Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
b) Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
- Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
c) Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
2. Năm khác: Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập, ngày truyền thống. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
...
Bên cạnh đó năm tròn và năm khác được giải thích tại Điều 3 Nghị định 111/2018/NĐ-CP như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ sau đây được hiểu như sau:
...
5. Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”.
6. Năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại.
Theo đó, Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng 03/03 hằng năm được tổ chức như sau:
(1) Với các năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là “0”:
- Bộ, ngành, cấp tỉnh tổ chức kỷ niệm ngày truyền thống, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm, trong đó xác định về thời gian, địa điểm, chương trình, thành phần của lễ kỷ niệm;
- Phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm:
+ Bộ trưởng, người đứng đầu ngành cơ quan trung ương phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của bộ, ngành;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt kế hoạch tổ chức các hoạt động kỷ niệm của cấp tỉnh và tại địa phương.
- Người đứng đầu bộ, ngành, cấp tỉnh thành lập Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập theo kế hoạch đã được phê duyệt và chịu trách nhiệm về việc tổ chức lễ kỷ niệm bảo đảm trang trọng, thiết thực, hiệu quả và tiết kiệm.
(2) Với các năm khác là năm có các chữ số cuối cùng còn lại:
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, hội thảo, tọa đàm và các hoạt động thiết thực khác kỷ niệm ngày thành lập. Không tổ chức lễ kỷ niệm.
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng Việt Nam được quy định ra sao?
Hệ thống tổ chức của Bộ đội Biên phòng Việt Nam được quy định tại Điều 3 Nghị định 106/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
- Cơ quan Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Bộ Tham mưu; Cục Chính trị; Cục Trinh sát; Cục Phòng, chống ma túy và tội phạm; Cục Cửa khẩu; Cục Hậu cần; Cục Kỹ thuật;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng gồm: Hải đoàn Biên phòng; Lữ đoàn thông tin Biên phòng; Học viện Biên phòng; Trường Cao đẳng Biên phòng; Trường Trung cấp 24 Biên phòng; Trung tâm huấn luyện - cơ động;
- Cơ quan, đơn vị quy định tại điểm a, điểm b khoản này có các đơn vị trực thuộc.
Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Cơ quan Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương gồm: Phòng Tham mưu; Phòng Chính trị; Phòng Trinh sát; Phòng Phòng, chống ma túy và tội phạm; Phòng Hậu cần; Phòng Kỹ thuật;
- Cơ quan quy định tại điểm a khoản này có các đơn vị trực thuộc.
Đồn Biên phòng; Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu cảng; Hải đội Biên phòng
- Đồn Biên phòng gồm: Đội Vũ trang; Đội Vận động quần chúng; Đội Trinh sát; Đội Phòng, chống ma túy và tội phạm; Đội Kiểm soát hành chính; Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
- Ban chỉ huy Biên phòng cửa khẩu càng gồm: Ban Tham mưu; Ban Chính trị; Ban Trinh sát; Ban Phòng, chống ma túy và tội phạm; Ban Hậu cần - Kỹ thuật; Đội Hành chính; Đội Thủ tục; Đội Tàu thuyền; Trạm Biên phòng;
- Hải đội Biên phòng gồm: Đội Tham mưu - Hành chính; Đội Tuần tra biên phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy mới nhất? Hướng dẫn viết bản nhận xét đánh giá cán bộ của cấp ủy chi tiết?
- Có thể xét nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu?
- Phê bình người có hành vi bạo lực gia đình có phải là một biện pháp ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình?
- Mẫu biên bản họp hội đồng thi đua khen thưởng? Cách viết mẫu biên bản hội đồng thi đua khen thưởng?
- Người nước ngoài được sở hữu bao nhiêu nhà ở tại Việt Nam? Người nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam tối đa bao nhiêu năm?