Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đúng không? Có tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng hay không?
Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đúng không?
Ngày 03/02/1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Theo đó, từ ngày 03/02/1930 đến ngày 07/02/1930, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc) đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
Đây là một mốc lớn đánh dấu bước ngoặt trọng đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam, chấm dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước kéo dài mấy chục năm.
Theo Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam là một trong 8 ngày lễ kỷ niệm lớn của nước ta.
Ngày 3 tháng 2 năm 1930 là ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đúng không? Có tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng hay không? (Hình từ Internet)
Có tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam hay không?
Việc tổ chức lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, cụ thể như sau:
(1) Đối với những năm lẻ 5, năm khác (Năm lẻ 5 là năm có chữ số cuối cùng là 5)
- Tại Hà Nội, Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội (Đoàn thể Trung ương) và thành phố Hà Nội vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ tại Đài Tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ (Đài Tưởng niệm). Văn phòng Chính phủ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức các hoạt động này;
- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng ở Trung ương và địa phương.
(2) Đối với những năm tròn (Năm tròn là năm có chữ số cuối cùng là 0)
- Tổ chức lễ kỷ niệm cấp quốc gia:
Tại Hà Nội, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và thành phố Hà Nội tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm;
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, nguyên Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, lãnh đạo Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, thành phố Hà Nội, Đoàn ngoại giao và các Trưởng đại diện của Tổ chức quốc tế tại Hà Nội dự lễ kỷ niệm;
Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (sau đây gọi là Tổng Bí thư) đọc diễn văn kỷ niệm;
- Các hoạt động khác được tổ chức như đối với năm lẻ 5, năm khác.
Lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam được trang trí như thế nào?
Theo quy định tại Điều 22 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, lễ kỷ niệm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam có thể được tổ chức trong hội trường hoặc ngoài trời, theo đó, cách thức trang trí buổi lễ cũng được quy định cho phù hợp với từng phương thức tổ chức:
- Trường hợp buổi lễ được tổ chức trong hội trường:
+ Treo Quốc kỳ hoặc Quốc kỳ và Đảng kỳ về phía bên trái của lễ đài; Quốc kỳ ở bên phải, Đảng kỳ ở bên trái (nhìn từ phía dưới lên);
+ Tượng bán thân Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt trên bục cao phía dưới Quốc kỳ hoặc phía dưới giữa Quốc kỳ và Đảng kỳ. Trường hợp cờ được treo trên cột thì tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh được đặt chếch phía trước bên phải cột cờ (nhìn từ phía dưới lên);
+ Tiêu đề buổi lễ được thể hiện bằng kiểu chữ chân phương trên nền phông về phía bên phải lễ đài. Nếu kết hợp trao tặng, đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng phải ghi đầy đủ danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng cao nhất được đón nhận;
+ Hoa trang trí đặt ở phía dưới, trước tượng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Lẵng hoa của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước tặng được đặt ở vị trí trang trọng. Không đặt nhiều lẵng hoa, cây cảnh trên lễ đài;
+ Khẩu hiệu của buổi lễ được treo ở vị trí nổi bật, phù hợp với không gian hội trường. Nội dung khẩu hiệu do Ban Tổ chức quyết định;
+ Bên ngoài hội trường treo Quốc kỳ ở vị trí trang trọng, cờ trang trí, băng khẩu hiệu, tạo cảnh quan phù hợp với buổi lễ;
+ Khách mời được bố trí ngồi theo thứ tự từ giữa ra hai bên, từ phía trước ra phía sau.
- Trường hợp buổi lễ được tổ chức ngoài trời:
+ Buổi lễ ngoài trời được tổ chức tại quảng trường, sân vận động hoặc một địa điểm trang trọng khác do Ban Tổ chức quyết định;
+ Lễ đài được thiết kế vững chắc, trang trí tương tự như tổ chức trong hội trường.
Lưu ý về cờ truyền thống:
- Cờ truyền thống được may bằng vải; hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài;
- Bảo đảm thuần phong mỹ tục văn hóa Việt Nam, không trái với quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?