Ngày 26/6 là Ngày toàn dân phòng chống ma túy đúng không? Mục đích và yêu cầu trong việc triển khai Ngày toàn dân phòng chống ma túy là gì?
Ngày 26/6 là Ngày toàn dân phòng chống ma túy đúng không?
Căn cứ theo Quyết định 93/2001/QĐ-TTg năm 2001 thì tháng 6 hàng năm được xác định là “Tháng hành động phòng chống ma túy “. Đồng thời, ngày 26/6 được cho là “Ngày toàn dân phòng chống ma túy“.
Trong "Tháng hành động phòng chống ma túy " và "Ngày toàn dân phòng chống ma tuý" hàng năm Bộ Công an - Cơ quan Thường trực phòng, chống ma tuý của ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các thành viên của ủy ban Quốc gia và các Bộ, ngành liên quan, ủy nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận:
- Chỉ đạo tăng cường các hoạt động phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma tuý trong toàn quốc;
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia phòng, chống ma tuý;
- Động viên khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phòng, chống ma tuý.
Bộ Văn hoá - Thông tin, Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin, báo chí Trung ương và địa phương có trách nhiệm tăng cường công tác tuyên truyền về phòng, chống ma tuý nhân "Tháng hành động phòng, chống ma tuý" và "Ngày toàn dân phòng chống ma tuý".
Ngày 26/6 là Ngày toàn dân phòng chống ma túy đúng không? Mục đích và yêu cầu trong việc triển khai Ngày toàn dân phòng chống ma túy là gì? (Hình từ Internet)
Mục đích và yêu cầu trong việc triển khai Ngày toàn dân phòng chống ma túy là gì?
Việc triển khai Ngày toàn dân phòng chống ma túy phải đảm bảo các mục đích và yêu cầu được quy định tại Mục I Công văn 3426/VPCP-KGVX năm 2023, cụ thể như sau:
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tạo nên một chiến dịch truyền thông phòng, chống ma túy trên phạm vi toàn quốc;
- Tăng cường công tác nắm tình hình, phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm về ma túy;
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác cai nghiện, quản lý người nghiện ma túy, người sử dụng trái phép chất ma túy và quản lý sau cai; góp phần giảm cung, giảm cầu và giảm tác hại của ma túy.
10 chính sách của nhà nước trong việc phòng chống ma túy là những chính sách nào?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Phòng, chống ma túy 2021, các chính sách của nhà nước về việc phòng chống ma túy sẽ bao gồm các chính sách sau:
- Thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống ma túy; kết hợp với phòng, chống HIV/AIDS và các tệ nạn xã hội khác.
- Tăng cường hoạt động tuyên truyền, giáo dục về công tác phòng, chống ma túy; khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tuyên truyền, giáo dục phòng, chống ma túy.
- Ưu tiên nguồn lực phòng, chống ma túy cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo, khu vực biên giới và địa bàn phức tạp về ma túy.
- Cán bộ, chiến sĩ thuộc cơ quan chuyên trách phòng, chống tội phạm về ma túy, người làm công tác cai nghiện ma túy trong các cơ sở cai nghiện ma túy công lập được hưởng chế độ, chính sách ưu đãi phù hợp với tính chất nhiệm vụ, địa bàn hoạt động theo quy định của Chính phủ.
- Bảo vệ, hỗ trợ cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia phòng, chống ma túy.
- Quản lý chặt chẽ người sử dụng trái phép chất ma túy, người nghiện ma túy;
Khuyến khích người nghiện ma túy tự nguyện cai nghiện ma túy, điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;
Khuyến khích cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức tham gia, hỗ trợ hoạt động cai nghiện ma túy, quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Bảo đảm kinh phí cai nghiện ma túy bắt buộc; hỗ trợ kinh phí cai nghiện ma túy tự nguyện, kinh phí quản lý sau cai nghiện ma túy.
- Tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước đầu tư vào hoạt động cai nghiện ma túy, hỗ trợ quản lý sau cai nghiện ma túy, phòng, chống tái nghiện ma túy được miễn, giảm tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
- Khuyến khích nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và ứng dụng công nghệ cao trong phòng, chống ma túy.
- Khen thưởng cá nhân, tổ chức, cơ quan có thành tích trong phòng, chống ma túy.
Nguồn tài chính dùng cho công tác phòng chống ma túy sẽ bao gồm các nguồn được quy định tại Điều 4 Luật Phòng, chống ma túy 2021, cụ thể là các nguồn sau:
(1) Ngân sách nhà nước.
(2) Nguồn tài trợ, viện trợ, đầu tư, tặng cho của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước.
(3) Chi trả của gia đình, người nghiện ma túy.
(4) Các nguồn tài chính hợp pháp khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ hàng hóa quá cảnh có phải nộp lệ phí hải quan và các loại phí khác cho hàng hóa quá cảnh của mình không?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13929:2024 về Bê tông - Phương pháp thử tăng tốc Cacbonat hóa thế nào?
- Mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất? Quy định về việc quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư?
- Không chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra trong quản lý giá từ ngày 12/7/2024 bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?