Ngày 22 tháng 12 trở thành Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên vào năm nào? Tổ chức kỷ niệm như thế nào?

Ngày 22 tháng 12 trở thành Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên vào năm nào? Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam ngày 22 tháng 12 như thế nào? Ai là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Ngày 22 tháng 12 trở thành Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên vào năm nào?

Ngày 22 tháng 12 trở thành Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam đầu tiên vào 22 tháng 12 năm 1944. Theo đó, ngày 22 tháng 12 năm 2024 là kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Tại Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 thì Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.

Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NPDT/31204/ngay-thanh-lap-quan-doi-nhan-dan-viet-nam-ngay-22-thang-12.jpg

Ngày 22 tháng 12 trở thành Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam đầu tiên vào năm nào? Tổ chức kỷ niệm như thế nào? (hình từ internet)

Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt nam ngày 22 tháng 12 như thế nào?

Tổ chức kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam được quy định tại Điều 12 Thông tư 199/2016/TT-BQP như sau:

(1) Năm khác:

- Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, thi đua, cổ động trực quan, văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao chào mừng kỷ niệm;

- Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội tổ chức tuyên truyền, đưa tin về sự kiện.

(2) Năm lẻ 5:

- Tổng cục Chính trị chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng chỉ đạo, tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp Bộ Quốc phòng;

- Các đơn vị tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; tổ chức các hoạt động thi đua, đền ơn, đáp nghĩa;

- Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội đẩy mạnh tuyên truyền về lịch sử và truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam, về xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;

- Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật, tổ chức triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.

(3) Năm tròn:

- Các đơn vị tổ chức cho bộ đội theo dõi chương trình Đài Truyền hình Việt Nam hoặc Đài Tiếng nói Việt Nam phát trực tiếp Lễ kỷ niệm cấp quốc gia;

- Tổng cục Chính trị và các cơ quan chức năng tham mưu, giúp Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các ban, bộ, ngành, đoàn thể Trung ương, địa phương có liên quan tổ chức các hoạt động kỷ niệm cấp quốc gia;

- Các đơn vị xây dựng kế hoạch, tổ chức các hoạt động kỷ niệm; tăng cường các hoạt động tuyên truyền, giáo dục truyền thống, cổ động trực quan, hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, hội thi, hội thao, giao lưu, tọa đàm; đẩy mạnh các hoạt động thi đua, lập thành tích chào mừng kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, Ngày hội Quốc phòng toàn dân; tổ chức các hoạt động đền ơn, đáp nghĩa;

- Các cơ quan thông tấn, báo chí trong Quân đội mở các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền sâu rộng về lịch sử, truyền thống, chức năng, nhiệm vụ, chiến công, thành tích của Quân đội nhân dân Việt Nam, thành tựu xây dựng nền quốc phòng toàn dân; đưa tin về các hoạt động kỷ niệm;

- Các đơn vị văn hóa, nghệ thuật xây dựng và biểu diễn các chương trình nghệ thuật đặc biệt, tổ chức trưng bày triển lãm, chiếu phim phục vụ bộ đội và nhân dân.

Lưu ý: Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 199/2016/TT-BQP thì:

- Năm tròn là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 0;

- Năm lẻ 5 là số năm kỷ niệm có chữ số cuối cùng là 5;

- Năm khác là số năm kỷ niệm có các chữ số cuối cùng còn lại.

Ai là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 28 Luật Quốc phòng 2018 quy định về chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ như sau:

Chỉ huy Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ
1. Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và Dân quân tự vệ có hệ thống chỉ huy được tổ chức theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.
3. Bộ trưởng Bộ Công an là người chỉ huy cao nhất trong Công an nhân dân.

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng là người chỉ huy cao nhất trong Quân đội nhân dân và Dân quân tự vệ.

Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày 22 tháng 12 trở thành Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam đầu tiên vào năm nào? Tổ chức kỷ niệm như thế nào?
Pháp luật
Quân khu 7 ở đâu? Quân khu 7 gồm những tỉnh nào? Quân đội nhân dân Việt Nam là lực lượng như thế nào?
Pháp luật
Ngày 22 tháng 12 còn được chọn làm ngày gì ngoài Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam? Ngày 22 tháng 12 có phải ngày lễ lớn?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
36 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào